CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành hệ thống đánh giá thực hiện
2.1.1. Khái niệm hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học (2011), hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất. Như khái niệm đã xác lập ở Chương 1, đánh giá thực hiện công việc được hiểu là q trình thu nhận và xử lí thơng tin để đo lường quá trình và kết quả thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Để đạt mục đích là đo lường và có kết quả về mức độ hồn thành và năng lực của người thực hiện cơng việc rất cần có tập hợp các chính sách, quy định chỉ rõ cách thức đánh giá thực hiện công việc. Do vậy, hệ
thống đánh giá thực hiện công việc là tập hợp các chủ thể, đối tượng và cách thức sử dụng trong quá trình đánh giá thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp.
Theo khái niệm trên, hệ thống đánh giá thực hiện công việc gồm 3 nội dung chính: chủ thể đánh giá; đối tượng đánh giá và cách thức sử dụng (phương pháp đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá, chu kỳ đánh giá, quy trình đánh giá). Trong hệ thống này chủ thể đánh giá thực hiện công việc cũng là chủ thể của quá trình đánh giá, là người xác định mục tiêu đánh giá, lựa chọn đối tượng đánh giá, xác định tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn phương pháp đánh giá, xác lập quy trình (các bước cơng việc cần triển khai khi đánh giá) và cũng là người quyết định việc sử dụng kết quả đánh giá.
Đánh giá thực hiện công việc không đơn thuần là việc lưu trữ các thơng tin về mức độ hồn thành nhiệm vụ của các bộ phận và người lao động, đánh giá thực hiện công việc là một hệ thống tương tác giữa nhân lực - công tác quản trị nhân lực - hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Một hệ thống đánh giá thực hiện công việc bao gồm ba nhiệm vụ quan trọng: thu thập thông tin, lưu trữ thông tin và truyền đạt thông tin. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc giúp nhà quản trị nhận biết được ai làm tốt công việc, lưu trữ kết quả thực hiện công việc của từng bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp, thông tin thu thập trong đánh giá giúp các bộ phận và bản thân người lao động nắm được tình hình thực hiện cơng việc cá nhân để có thể điều chỉnh kịp thời những sai sót và giúp cán bộ quản lý nắm được những vấn đề người lao động gặp phải để tháo gỡ, các thông tin đánh giá được lưu trữ và truyền đạt khoa học trong tổ chức/doanh nghiệp giúp đội ngũ quản trị trong tổ chức/doanh nghiệp nắm được thông tin lưu trữ nhân lực một cách có hệ thống - đặc biệt quan trọng khi có sự chuyển giao cán bộ quản lý.