Thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá thực hiện công việc: Phần 1 (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

1.2. Nội dung đánh giá thực hiện công việc

1.2.1. Thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc

Thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc là q trình đưa ra các quy định về các chủ thể, đối tượng, cơ chế tương tác trong đánh giá thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp ở một khoảng thời gian nhất định.

Việc thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc giúp tạo ra chính sách, quy định hoặc quy chế đánh giá, làm cơ sở cho việc triển khai hoạt động đánh giá thành tích của tổ chức/doanh nghiệp theo một giai đoạn nhất định.

Thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc thường được thực hiện lần đầu khi một tổ chức/doanh nghiệp mới thành lập, hoặc được rà sốt, sửa đổi, cập nhật, điều chỉnh khi có u cầu (theo yêu cầu của chiến lược kinh doanh, do tái cơ cấu, do thay đổi cách thức tổ chức quản lý,...).

Việc thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc thường có sự tham gia của Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận và bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực.

Hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc của tổ chức/doanh nghiệp có thể có sự khác nhau tuỳ theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, nhưng thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Các nội dung về mục đích hoặc mục tiêu đánh giá thực hiện công việc: trả lời câu hỏi đánh giá để làm gì? Đánh giá thực hiện công việc nhằm định hướng việc thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động; đo lường kết quả, hiệu suất thực hiện công việc của cá nhân và bộ phận trong tổ chức, mục đích cũng có thể là đo lường năng lực và hành vi của cá nhân người thực hiện cơng việc. Từ đó, tổ chức/doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả này cho các hoạt động đãi ngộ nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực.

- Các nội dung về chu kỳ đánh giá thực hiện công việc: trả lời câu hỏi bao lâu đánh giá một lần? Chu kỳ đánh giá còn được hiểu là tần suất đánh giá, chu kỳ đánh giá thường phụ thuộc vào mục đích đánh giá, triết lý quản trị, đặc điểm hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp, thời gian người lao động hồn thành cơng việc và đặc điểm, tính chất cơng việc. Chính các yếu tố trên sẽ quy định tần suất đánh giá thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp.

- Các nội dung về tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc: trả lời câu hỏi việc đánh giá thực hiện công việc được thực hiện thông qua các tiêu chuẩn nào? Đâu là các mốc dùng để so sánh, phản ánh kết quả mong muốn đối với thực hiện cơng việc đó?

- Các nội dung về phương pháp đánh giá thực hiện công việc: trả lời câu hỏi đánh giá như thế nào? Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng những phương pháp nào để thu thập thông tin để đánh giá thành tích của cá nhân và bộ phận được đánh giá?

- Các nội dung về đối tượng đánh giá thực hiện công việc: trả lời câu hỏi ai đánh giá ai? Nội dung này của hệ thống đánh giá thường quy định rõ về việc đối tượng nào được đánh giá? Và với từng đối tượng đó thì được đánh giá bởi cá nhân, bộ phận nào trong và ngoài tổ chức/doanh nghiệp?

- Các nội dung về sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc: nội dung này của hệ thống đánh giá thực hiện công việc nhằm đưa ra các

hướng dẫn về việc sử dụng kết quả sau khi đánh giá thực hiện công việc. Kết quả đánh giá có thể được sử dụng để đãi ngộ nhân lực (trả lương, trả thưởng, tăng lương, trả phúc lợi,...), đào tạo và phát triển nhân lực (xác định nhu cầu đào tạo,...), bố trí và sử dụng nhân lực (luân chuyển, sa thải,...),...

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá thực hiện công việc: Phần 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)