XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TÔMCHÂN

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 66 - 68)

L ỜI CẢM ƠN

3.4. XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TÔMCHÂN

TRẮNG BỀN VỮNG TẠI MÓNG CÁI

3.4.1. Giải pháp về chất lượng con giống

Với hơn 50 km chiều dài bờ biển, Móng Cái cần quan tâm, thúc đẩy công tác sản xuất giống. Hiện tại trên địa bàn toàn Thành phố có 04 trại sản xuất giống tôm chân trắng với công suất thiết kế trung bình của mỗi trại khoảng 250 triệu con/năm. Tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh mẽ của tôm chân trắng giống từ Trung Quốc, hiện đã có hai trại tạm ngừng hoạt động, hai trại còn lại chuyển sang mục đích ương nuôi. Vì vậy, để khôi phục sự hoạt động trở lại của các giống và phát triển các trại sản xuất mới có hiệu quả, ngành Thuỷ sản Móng Cái cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà khoa học và nhà quản lý nhằm tạo ra con giống có chất tốt để đáp ứng

năm) và trong bối cảnh ngày càng có nhiều người nuôi quan tâm đến chất lượng con giống hơn giá cả, việc tạo ra nguồn giống có chất lượng tốt sẽ rất khả thi về thị trường tiêu thụ tại chỗ cũng như đáp ứng nhu cầu cho các hộ nuôi khác ở các huyện xung quanh như Hải Hà và Đầm Hà- nơi hiện nay phong trào nuôi tôm chân trắng cũng rất phát triển nhưng chưa có trại sản xuất giống trên địa bàn.

Bên cạnh đó, ngành Thuỷ sản Móng Cái cũng cần quan tâm phát triển hệ thống các trại ương nuôi để người dân có nhiều cơ hội hơn trong việc xem xét và lựa chọn trực tiếp đàn giống thích hợp. Đồng thời bản thân mỗi hộ nuôi cũng cần nâng cao nhận thức về kỹ thuật chọn tôm giống và lựa chọn những trại giống có uy tín, tránh tình trạng tham giá rẻ.

3.4.2. Mật độ nuôi

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, mật độ nuôi phải phù hợp với cơ sở vật chất, năng lực quản lý và trình độ, kinh nghiệm của mỗi hộ nuôi. Hiện nay với những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng, từ con giống, thức ăn đến các loại thuốc hoá chất, chế phẩm sinh học ngày càng được hoàn thiện hơn về mặt chất lượng, thông tin liên lạc, truyền thông phát triển đã đồng thời là những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho người nuôi để nâng cao mật độ nuôi. Bên cạnh đó, với mức trung bình 4,3 năm kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái, chúng tôi đề nghị mật độ nuôi hiện nay nên duy trì ở mức 80 đến 120 con/m2.

3.4.3. Ao chứa, xử lý nước

Ao chứa xử lý nước cấp và thải rất quan trọng đối với mỗi hộ và với toàn vùng nuôi. Đây cũng là quy định của ngành Thuỷ sản trong phát triển nuôi tôm chân trắng [5]. Với môi trường nuôi ngày càng suy thoái, ô nhiễm xảy ra trên diện rộng cùng với vấn đề dịch phát sinh ngày càng tăng, các hộ nuôi cần phải xây dựng ao trữ nước để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Như vậy, với các hộ chưa có loại ao này thì cần phải ngăn ao hoặc bớt lại một ao nuôi để làm ao xử lý nước cấp. Các hộ nuôi cũng có thể hợp tác với nhau để tạo thành từng tiểu khu vực nuôi tôm chân trắng, khi đó an toàn về nguồn nước trong suốt quá trình nuôi sẽ được giữ vững do có đầy đủ hệ thống ao phụ trợ.

3.4.4. Vấn đề vốn

Cơ sở hạ tầng là nhân tố đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm chân

trắng của thành phố Móng Cái đã được đầu tư hạng mục này, tuy nhiên cũng còn nhiều vùng giao thông đi lại còn khó khăn và thiếu hoặc chưa có điện lưới (như một số vùng nuôi tôm tại phường Bình Ngọc, phường Hải Xuân, phường Hải Yên, xã Hải Đông…). Vì vậy UBND TP Móng Cái cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hạ tầng cơ sở tại những vùng nuôi đã được phê duyệt.

Phòng Kinh tế Móng Cái cần tích cực tham mưu cho UBND Thành phố trong việc ban hành các chính sách cụ thể cho người nuôi dễ dàng tiếp cận và vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, cần khẩn trương cấp sổ đỏ cho những hộ đã được giao đất nuôi tôm để họ có nguồn gốc tài sản thế chấp khi vay vốn.

3.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trước ngưỡng cửa hội nhập WTO, nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm chân trắng nói riêng tại Móng Cái chưa tận dụng hết được thế mạnh của mình. Sản phẩm tôm chân trắng nuôi hàng năm là khá lớn nhưng chủ yếu vẫn để tiêu thụ nội địa. Trong khi đó Móng Cái là một thành phố vùng biên, khoảng cách về các thành phố lớn, các trung tâm tiêu thụ sản phẩm như Hà Nội, Hải Phòng khá xa, giao thông không thuận tiện. Vì vậy thúc đẩy phát triển các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tại chỗ là việc làm cần thiết để giúp người dân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế việc ép giá của các thương buôn. Đồng thời cần tăng cường công tác quản lý sản phẩm tôm chân trắng nhập lậu từ Trung Quốc nhằm đảm bảo cho người nuôi có được thị trường tiêu thụổn định.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 66 - 68)