Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 37 - 40)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuỷ, bộ thuận lợi; thế mạnh về các ngành dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp, Móng Cái đã và đang có sức thu hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố Móng Cái luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tạo nền tảng kinh tế vững chắc, chủ động hội nhập; vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo bước đột phá ngay trong giai đoạn đầu hội nhập và ngay những ngày đầu mới thành lập của một thành phố non trẻ. Giữ vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: thương mại, du lịch, dịch vụ (70%); công nghiệp, xây dựng (18%); nông lâm ngư nghiệp (12%). Phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.

* Du lịch - dịch vụ, thương mại:

Du lịch dịch vụ:

Khi chưa có chính sách mở cửa, đổi mới, mặc dù Móng Cái có tiềm năng du lịch rất lớn song không phát huy được. Nguyên nhân chính là giao thông đi lại khó khăn (đặc biệt là trước năm 1995), lượng khách quốc tế đến tham quan du lịch Móng Cái rất ít, các ngành dịch vụ du lịch không phát triển được. Từ khi Chính phủ có quyết định 675 TTg cho phép áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, hệ thống giao thông đã được tu sửa nâng cấp. Đến nay, hệ thống giáo thông từ Hạ Long ra Móng Cái đã và đang được nâng cấp, mở rộng. Thị trường dịch vụ du lịch của Móng Cái phát triển rất nhanh, chất lượng phục vụ được nâng lên rõ rệt, giá cả vừa phải, đặc biệt là môi trường du lịch được quản lý chặt chẽ, không có sự ép giá, không còn các tệ nạn tại các khu du lịch, thị trường dịch vụ cạnh tranh mạnh mẽ song đảm bảo lành mạnh. Thủ tục, chính sách xuất nhập cảnh được áp dụng và từng bước được cải tiến theo hướng đơn giản, thuận tiện, giá Tour cạnh tranh, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên. Tất cả những yếu tố trên là những động lực rất lớn thúc đẩy ngành du lịch Móng Cái phát triển.

Khách đi du lịch năm 1995 chỉ có 9.007 lượt thì năm 2003 lên tới hơn 250.000 lượt, năm 2006 có 362.458 lượt. Tốc độ tăng bình quân là 26.780 lượt/năm, cá biệt có năm tăng trên 50.000 lượt. Lượng khách lưu trú tại Móng Cái hàng năm đạt 95.000 - 100.000 lượt và năm 2006 đạt 122.550 lượt thực sự đang mở ra nhiều cơ hội để kích cầu các ngành dịch vụ du lịch phát triển.

Doanh thu ngành du lịch : năm 1995 đạt 9.862 triệu đồng thì năm 2003 đạt 310,839 tỷ đồng. Năm 2005, 2006 tuy có rất nhiều khó khăn song doanh thu ngành du lịch cũng đạt được 250 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại:

Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu được hình thành và phát triển tại Móng Cái từ khi Nhà nước mở cửa khẩu Quốc tế thông thương với Trung Quốc. Tuy nhiên trong thời gian qua chỉ có ngành dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu phát triển và chiếm ưu thế (chuyển khẩu, chuyển tải, kho ngoại quan), kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu còn hạn chế. Từ khi có Quyết định 675TTg (năm 2001 được cụ thể hóa bằng Quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), hoạt động xuất nhập khẩu cửa khẩu Móng Cái thực sự chuyển mình và phát triển với tốc độ cao. Năm 1995, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt 164,8 triệu USD thì năm 2006 ước đạt 2.110 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt 30-40%/năm. Song song với giá trị kim ngạch tăng cao, trong cơ cấu kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu cũng có nhiều dấu hiệu đáng mừng (kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kim ngạch hàng hóa XNK - riêng năm 2006, kim ngạch hàng xuất khẩu đạt 980,6 triệu USD), phản ánh năng lực của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu.

Về thị trường thương mại: Các khu thương mại liên tiếp được đầu tư, xây dựng, nâng cấp hiện đại. Đáng chú ý là đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tự bỏ vốn xây dựng trung tâm thương mại, góp phần thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá. Do vận dụng linh hoạt cơ chế ưu đãi theo quyết định 675TTg và 53TTg, phát huy thế mạnh, tháo gỡ khó khăn kịp thời trong hoạt động xuất nhập khẩu nên khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái thực sự có sức cuốn hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đến đầu tư, kinh doanh. Đến năm 2006 đã có có 277 doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài, HTX, chi nhánh, văn phòng đại diện) và 4.853 hộ kinh doanh cá thể (trong đó có 2.430 hộ kinh doanh tại 4 chợ trung tâm). Móng Cái đang thực sự trở thành khu kinh tế thương mại lớn thứ 2 của Tỉnh Quảng Ninh.

* Nông - lâm - ngư nghiệp:

Thành phố thường xuyên quan tâm, ưu tiên cho chương trình khuyến nông, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện phát triển ở địa phương. Hàng năm Thành phố đầu tư giành một khoản kinh phí để Trung

Tâm Khuyến Nông nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối toàn diện, đồng bộ đã phát huy hiệu quả, đáng chú ý nhất là chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng, việc xây dựng và triển khai quy hoạch và đầu tư hạ tầng cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại gắn với việc giao đất giao rừng cho các hộ dân được thí điểm, tổng kết nhân rộng ra hầu hết các xã, phường trên địa bàn.

Do có chủ trương đầu tư và tổ chức khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp nên kết quả thu được thật phấn khởi. Nếu như năm 1995 tổng sản lượng lượng thực quy thóc đạt 11.897 tấn thì năm 2002 đã đạt 15.000 tấn, hoàn thành sớm hơn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề ra, đặc biệt là năm 2006 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 16.977 tấn. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 1995 đạt 2.512 tấn thì năm 2006 đạt 5.545,6 tấn trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2.529,5 tấn, năm 2009 đạt 7.249 tấn, trong đó nuôi trồng 3.141 tấn.

* Công nghiệp và xây dựng:

Trước năm 1995, nền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có, chỉ có một vài cơ sở cơ khí nhỏ phục vụ đời sống dân sinh, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Từ khi có chính sách đổi mới, nền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhanh chóng hình thành và phát triển mạnh. Cơ chế ưu đãi theo quyết định 675TTg có sức hút rất lớn các thành phần kinh tế đầu tư, mở rộng sản xuất. Tận dụng, nắm bắt thời cơ, Thành phố đã triển khai xây dựng khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ninh Dương, Hải Yên (trong đó khu Công nghiệp Hải Yên với quy mô 390 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu công nghiệp trọng điểm của cả nước). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 1995 đạt 19,8 tỷ thì năm 2006 đạt 550 tỷ (giá thực tế), tốc độ tăng bình quân đạt 30%-50/năm.

Nhìn chung công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh với các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 15% và năm 2008, tuy gặp khó khăn do lạm phát, do thị trường có sự thay đổi song giá trị sản xuất đạt trên 400 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển của ngành Thương mại, dịch vụ, ngành Công nghiệp của Móng Cái đã làm thay đổi tỷ trọng kinh tế công nghiệp địa phương và giải quyết việc làm cho hơn 2 vạn lao động có thu nhập ổn định. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 10 năm qua luôn đạt 20-30%/năm, trong đó năm 2008 đạt 1.700 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 37 - 40)