Địa hình và đất đai

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 31 - 32)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.1.3. Địa hình và đất đai

Móng Cái thuộc loại địa hình đồi núi trung du ven biển, với độ cao trung bình 7 - 10m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam, bị chia cắt khá phức tạp hình thành 03 vùng rõ rệt: Vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo, mỗi vùng có những điều kiện khác nhau.

Vùng núi: Phổ biến là núi có độ cao từ 300 - 866m, độ dốc 25 - 450C, bao gồm toàn bộ các xã biên giới. Hải Sơn và Quảng Nghĩa là 02 xã khó khăn nhất của Móng Cái, đất đai chủ yếu là feralit phát triển trên sa phiến thạch, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, diện tích khoảng 19.100 ha, chiếm 36,7% diện tích đất tự nhiên. Trong đó chỉ có 1.447 ha (chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên), có tầng dầy từ 70 - 100cm, pH đất 4,5, tập trung chủ yếu ở ven các sông suối và thung lũng đất đai thích hợp cho cây lương thực và cây thực phẩm.

Vùng trung du, ven biển: Đây là một trong những vùng đất chủ đạo của Thành phố có khả năng khai thác để sử dụng lâu dài. Diện tích khoảng 23.000 ha, chiếm khoảng 33,2% diện tích đất tự nhiên, bao gồm núi thấp xen kẽ là những thung lũng có

ruộng bậc thang và một số đồng ruộng bằng phẳng ven sông, biển. Vùng này có các xã, phường: Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Hải Xuân, Bình Ngọc, Vạn Ninh, Hải Hoà, Ninh Dương và trà Cổ. Trong đó có 2.300 ha đất bạc màu, 2.500 ha đất phù sa bồi có tầng dày trung bình từ 12 - 15cm có khả năng trồng cây lương thực, thực phẩm, cây lấy gỗ. Ngoài ra còn có trên 1.000 ha đất phù sa ven biển với cả hai dạng phù sa cũ và phù sa mới, chủ yếu phát triển trên nền đá biến chất, sa thạch và diệp thạch, địa hình thấp, sườn dốc thoải hoặc bằng nhưng bị kết vón khá mạnh, có đá ong, tầng canh tác mỏng, một số ít diện tích mới được đưa vào sử dụng, phần lớn còn lại là đất hoang hoá chưa được cải tạo. Vùng này có thể dùng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản hay quai đê lấn biển cải tạo để phát triển nông nghiệp.

Vùng đảo: Là vùng đồi núi thấp, bị bào mòn mạnh, có diện tích khoảng 9.900 ha bằng 19% diện tích tự nhiên toàn thành phố bao gồm 02 xã Vĩnh Trung và Vĩnh Thực. Đất trong vùng chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, phần lớn bạc màu chua và mặn. Vùng thấp, thung lũng có khả năng phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm, vùng đồi núi thích hợp cho trồng rừng và phi lao.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)