Thuốc, hoá chất sử dụng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 52 - 53)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.2.8. Thuốc, hoá chất sử dụng

Sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm đặc biệt các mô hình nuôi công nghiệp là rất cần thiết, việc sử dụng các nhóm sản phẩm này mục đích chính là phòng bệnh cho tôm trong suốt mùa vụ nuôi. Làm thế nào để sử dụng tốt các nhóm sản phẩm này thuộc về các biện pháp kỹ thuật khá phức tạp đòi hỏi người nuôi tôm phải có chuyên môn khá vững chắc về đặc điểm của tôm nuôi, sự chuyển biến của môi trường nước, các hiểu biết khác về thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong NTTS. Kết quả điều tra cho thấy có 82,4% các hộ có sử dụng thuốc trong quá trình nuôi (17,6% không sử dụng). Trong đó chỉ có 10,3% số hộ cho ý kiến hiệu quả dùng thuốc tốt, 43% ý kiến sử dụng trung bình, có 29,1% ý kiến cho rằng sử dụng thuốc không hiệu quả. Đối với

hóa chất có 77,6% số hộ có sử dụng và 22,4% hộ nuôi không sử dụng hóa chất nào trong cả vụ nuôi.

Với chế phẩm sinh học hiện nay đang là một công cụ quản lý đã có được nền tảng vững chắc trong nuôi tôm. Chế phẩm sinh học đã được chấp thuận rộng rãi để xử lý môi trường, khống chế các nguồn dịch bệnh trong nuôi tôm, tăng sức đề kháng và chống lại dịch bệnh. Ngoài ra còn giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Ngược lại với các kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn và bền vững đối với người nuôi tôm nói chung và tôm chân trắng nói riêng. Thông qua điều tra các hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái cho thấy có tới 97% số hộ nuôi sử dụng nhóm sản phẩm này, chỉ có 3% không sử dụng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)