Nguồn giống, cỡ giống thả và, mật độ nuôi

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 51 - 52)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.2.6. Nguồn giống, cỡ giống thả và, mật độ nuôi

Nhìn chung các hộ nuôi tôm có kinh nghiệm thường chọn được đàn giống tốt, giống tôm chân trắng nuôi tại Móng Cái được lấy từ nhiều nguồn như các tỉnh phía Nam, giống Thái Lan, Đài Loan, nhưng một phần lớn nguồn giống nuôi tại đây có nguồn gốc tại Trung Quốc.

Kết quả điều tra trong tổng số 165 hộ nuôi có 17,6% hộ nuôi mua giống các tỉnh ngoài 82,4% số hộ nuôi mua giống từ Trung Quốc và không có hộ nào mua giống sản xuất tại chỗ. Nguyên nhân của sự lựa chọn chiếm số đông này là do Móng Cái ở nơi giáp biên với Trung Quốc nên lượng giống tôm chân trắng ở nước bạn cung cấp tại thị trường nuôi Móng Cái là rất lớn, hơn nữa các hộ dân mua giống tôm Trung Quốc giá rẻ và kịp thời nhanh chóng hơn là mua giống ở nhiều nơi khác. Với những nguồn giống tốt thì đây là điều kiện thuận lợi, song thực tế cho thấy nhiều hộ mua tôm chân trắng Trung Quốc chỉ sau khoảng 15 – 30 ngày tôm bị bệnh chết hàng loạt phải tháo xả ao và thả đợt mới.

Thông tin thu được từ quá trình phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm chân trắng cũng cho thấy có 22,4% hộ nuôi mua được nguồn giống tốt, 63,6% mua nguồn giống thả trung bình và 14% hộ mua giống chất lượng kém. Trước lợi nhuận kinh tế và các giá trị xã hội từ hoạt động nuôi tôm chân trắng mang lại so với các khó khăn đang vướng mắc của các hộ nuôi tôm tại Móng Cái thì cho tới nay vấn đề về chất lượng con giống vẫn là bức xúc nhất. Đây cũng là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay mà cơ quan

quản lý chưa có giải pháp nào thực sự hữu hiệu cho vấn đề chất lượng nguồn giống tôm chân trắng khu vực Móng Cái.

Cỡ giống đưa vào nuôi thả từPL 6 đến PL15, thường là PL 8-12. Một số hộ thả cỡ giống nhỏ hơn (thường là PL6) vì theo quan điểm của họ nếu chuẩn bị ao trước khi nuôi tốt (môi trường ổn định, màu nước tốt và giàu thức ăn tự nhiên) thả cỡ giống nhỏ sẽ cho đàn tôm đồng đều hơn về kích cỡ sau này thu hoạch và thuận lợi trong quá trình chăm sóc.

Mật độ thả tuỳ thuộc vào mức độ đầu tư cũng như trình độ kỹ thuật của từng hộ nuôi. Theo kết quả điều tra phỏng vấn của chúng tôi, mật độ thả nuôi dao động từ 40 – 180con/m2, cá biệt một số hộ thả với mật độ cao hơn là 250 – 260 con/m2. Mật độ nuôi phổ biến tại các vùng điều tra là 80- 120 con/m2.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)