Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 27)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Cách tiếp cận

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các cơ quan, ban ngành địa phương như các báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản, niên giám thống kê của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Móng Cái; Khai thác thông tin trên các Website.

2.2.1.2. Thu số liệu sơ cấp

Phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng, thu số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý thuỷ sản và người dân nuôi tôm địa phương, dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa với mục đích nghiên cứu.

Bảng 2. 1: Phân bổ phiếu điều tra theo xã/phường

STT Tên xã, phường Tổng số hộ nuôi hiện có Số hộ được điều tra Tỷ lệ mẫu (%) 1. Xã Vạn Ninh 161 32 20

2. Phường Ninh Dương 19 06 32

3. Phường Hải Hoà 57 18 32 4. Phường Bình Ngọc 139 30 22 5. Phường Hải Xuân 50 15 30 6. Phường Trà Cổ 28 10 36 7. Xã Hải Đông 157 31 20 8. Xã Hải Tiến 22 07 32 9. Xã Quảng Nghĩa 11 04 36 10. Phường Hải Yên 36 12 33 Tổng số 680 165

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.2.1.Xử lý số liệu

- Số liệu thu thập sẽ được mã hoá và xử lý theo các nội dung của của bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn hoá.

- Các số liệu được xử lý và lưu trữ bằng phần mềm Excel và SPSS trên máy vi tính.

2.2.2.2.Phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm …

Phương pháp phân tích tài chính trong nuôi tôm chân trắng:

a. Chi phí cho hoạt động nuôi tôm chân trắng:

Chi phí cho hoạt động nuôi tôm chân trắng là tổng các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh những khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn của các hộ nuôi. Các khoản chi phí này được chia ra thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong đó:

Chi phí cố định: là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc thay đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí cố định trong nuôi tôm chân trắng chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, trả lãi vay và đóng thuế theo quy định.

- Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí để bù đắp sự giảm dần về giá trị của TSCĐ do quá trình sử dụng và do sự bào mòn của tự nhiên. Trong nuôi tôm chân trắng, chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm các khoản khấu hao hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước cấp và thoát, nhà ở, nhà kho và các loại máy móc, thiết bị phục vụ nuôi tôm.

- Chi phí sửa chữa lớn: Là khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng để phục hồi trạng thái hoạt động do bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng.

- Chi phí trả lãi vay: Là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn. - Chi nộp thuế: Là khoản tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước và thường ở một mức cố định.

Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong suốt quá trình hoạt động và bằng không khi cơ sở không hoạt động. Trong nghề nuôi tôm chân trắng, chi phí biến đổi bao gồm những loại như mua tôm giống, thức ăn, chi phí năng lượng (dầu, điện), chi trả lương cho công nhân, chi phí thuốc, hoá chất để phòng trừ dịch bệnh, chi phí sửa chữa nhỏ và các khoản chi phí khác.

b. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

- Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng: là tổng giá trị được tính bằng tiền của toàn bộ sản lượng tôm chân trắng thương phẩm sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất tính trên một năm. Doanh thu của một hộ nuôi tôm phụ thuộc vào sản lượng tôm thương phẩm được sản xuất ra, chất lượng tôm và giá bán.

GO =   n i QiPi 1

Trong đó: GO: Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng Qi: Sản lượng tôm thương phẩm sản xuất ra thứ i Pi: Giá bán tôm thương phẩm thứ i

- Lãi ròng = {∑thu - (∑Chi phí cố định hằng năm + ∑Chi phí lưu động hàng năm)} - Doanh thu trên đất = ∑thu/∑diện tích nuôi

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh trong giới hạn toạ độ 21010' - 21039' vĩ độ Bắc, 107043' - 108040' kinh đông. Phía bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với trên 70km đường biên giới trên đất liền; phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông và có bờ biển dài 50km, phía Tây giáp huyện Hải Hà. Ngoài biển có đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, cách đất liền 10 km theo đường chim bay tạo cho Móng Cái có các điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS cũng như phát triển kinh tế xã hội.

3.1.1.2. Khí hậu

Móng Cái thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu Móng Cái phân ra làm 02 mùa chính trong năm: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí tương đối lớn so với các nơi trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường cao vào các tháng 2 - 4 và thấp vào các tháng 10 đến tháng 01 năm sau. Độẩm không khí trung bình 82 - 88%, cao nhất là 92 - 100% và thấp nhất là 25 - 20%.

3.1.1.3. Địa hình và đất đai

Móng Cái thuộc loại địa hình đồi núi trung du ven biển, với độ cao trung bình 7 - 10m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam, bị chia cắt khá phức tạp hình thành 03 vùng rõ rệt: Vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo, mỗi vùng có những điều kiện khác nhau.

Vùng núi: Phổ biến là núi có độ cao từ 300 - 866m, độ dốc 25 - 450C, bao gồm toàn bộ các xã biên giới. Hải Sơn và Quảng Nghĩa là 02 xã khó khăn nhất của Móng Cái, đất đai chủ yếu là feralit phát triển trên sa phiến thạch, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, diện tích khoảng 19.100 ha, chiếm 36,7% diện tích đất tự nhiên. Trong đó chỉ có 1.447 ha (chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên), có tầng dầy từ 70 - 100cm, pH đất 4,5, tập trung chủ yếu ở ven các sông suối và thung lũng đất đai thích hợp cho cây lương thực và cây thực phẩm.

Vùng trung du, ven biển: Đây là một trong những vùng đất chủ đạo của Thành phố có khả năng khai thác để sử dụng lâu dài. Diện tích khoảng 23.000 ha, chiếm khoảng 33,2% diện tích đất tự nhiên, bao gồm núi thấp xen kẽ là những thung lũng có

ruộng bậc thang và một số đồng ruộng bằng phẳng ven sông, biển. Vùng này có các xã, phường: Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Hải Xuân, Bình Ngọc, Vạn Ninh, Hải Hoà, Ninh Dương và trà Cổ. Trong đó có 2.300 ha đất bạc màu, 2.500 ha đất phù sa bồi có tầng dày trung bình từ 12 - 15cm có khả năng trồng cây lương thực, thực phẩm, cây lấy gỗ. Ngoài ra còn có trên 1.000 ha đất phù sa ven biển với cả hai dạng phù sa cũ và phù sa mới, chủ yếu phát triển trên nền đá biến chất, sa thạch và diệp thạch, địa hình thấp, sườn dốc thoải hoặc bằng nhưng bị kết vón khá mạnh, có đá ong, tầng canh tác mỏng, một số ít diện tích mới được đưa vào sử dụng, phần lớn còn lại là đất hoang hoá chưa được cải tạo. Vùng này có thể dùng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản hay quai đê lấn biển cải tạo để phát triển nông nghiệp.

Vùng đảo: Là vùng đồi núi thấp, bị bào mòn mạnh, có diện tích khoảng 9.900 ha bằng 19% diện tích tự nhiên toàn thành phố bao gồm 02 xã Vĩnh Trung và Vĩnh Thực. Đất trong vùng chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, phần lớn bạc màu chua và mặn. Vùng thấp, thung lũng có khả năng phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm, vùng đồi núi thích hợp cho trồng rừng và phi lao.

3.1.1.4. Hệ thống sông ngòi

Sông Ka Long: Bắt nguồn từ Trung Quốc, là đường biên giới giữa hai nước rồi đổ ra biển. Chiều dài đoạn sông chảy qua thành phố là 65km. Lưu lượng lũ về tháng 6 là 7.000m3/s, mùa kiệt từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau là 12,1m3/s. Mức nước trung bình thấp hơn so với mặt đất là 5 - 6m. Về mùa khô nước sông bị nhiễm mặn nên việc lấy nước tưới cho cây trồng bị hạn chế.

Sông Tràng Vinh: Bắt nguồn từ các đỉnh núi cao từ 546 đến 866 m chảy qua Tràng Vinh rồi đổ ra biển. Chiều dài sông trên 20 km. Độ dốc trung bình 11m/km. Diện tích lưu vực 69 km2, lưu lượng trung bình là 15,5m3/s, mùa lũ 633m3/s, mùa kiệt 0,1m3/s. Hồ Tràng Vinh nằm trên địa phận xã Hải Sơn, cách trung tâm thành phố Móng Cái 15 km về phía Tây với dung tích 53 triệu m3, trong đó dung tích hữu ích 37 triệu m3.

3.1.1.5. Đặc điểm thuỷ triều

Thuỷ triều khu vực Móng Cái thuộc dạng nhật triều thuần nhất, trong một tháng có hai chu kỳ triều cường với độ cao mực nước trung bình đạt 3,9m và hai triều kém với độ cao mực nước trung bình đạt 1,9m. Hướng dòng triều là hướng tây Bắc - Đông Nam.

3.1.1.6. Các tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất: Thành phố Móng Cái có diện tích đất tự nhiên 51.479,4 ha phần lớn được tạo thành bởi phù sa bồi sông, biển pha hỗn hợp với trầm tích biển, đất đai Móng Cái được chia thành các nhóm chính sau:

Vùng đất đồi núi: bao gồm toàn bộ xã Hải Sơn, Quảng Nghĩa và một vùng hải đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung diện tích khoảng 27.100 ha chiếm 52,62% diện tích tự nhiên của thành phố. Đây là loại đất được phong hoá trên đá mẹ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thích hợp cho trồng rừng, cây đặc sản, cây ăn quả.

Vùng đồng bằng ven biển: Chủ yếu là những vùng đất bằng phẳng và các ruộng bậc thang với diện tích 5000 ha. Độ dày tầng đất trung bình từ 12 - 15cm, phân bố ở các xã phường: Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên, Hải Xuân, Bình Ngọc, Vạn Ninh, Hải Hoà, Ninh Dương và Trà Cổ.

* Tài nguyên biển:

Với chiều dài bờ biển 50 km, có diện tích bãi triều rộng, gần ngư trường đánh cá, Móng Cái có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Vùng biển có nhiều loại hải sản quý như mực, tôm, cua, sò huyết, rong câu…Trữ lượng cá có thể khai thác hàng năm khoảng 6.000 - 7.000 tấn. Ngoài khai thác cá và các loại hải sản ở ngư trường ven bờ, Móng Cái có thể vươn ra các ngư trường ngoài khơi như Cô Tô, Bạch Long Vĩ.

Tài nguyên biển của Móng Cái không chỉ dừng lại ở nguồn lợi thuỷ sản do biển mang lại mà biển Móng Cái nằm trong quần thể du lịch sinh thái Hạ Long - Cát Bà - Trà Cổ. Bãi biển Trà Cổ chạy dài, bằng phẳng, xoải dần, cát mịn màng, nước trong xanh kết hợp với những sóng gió đưa từ biển vào tạo nên một nét riêng độc đáo thu hút nhiều khách du lịch từ các nơi trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch.

Nguồn lợi biển bao gồm:

Thực vật nổi: Thành phần thực vật nổi rất phong phú và đa dạng với 180 loài, chủ yếu là tảo lục, tảo lam và tảo silic. Sự phát triển về sinh vật lượng phụ thuộc vào nồng độ muối, các chi ưu thế thường đạt giá trị cao vào mùa khô và lúc triều cường, giảm trong mùa lũ. Thời kỳ mật độ thực vật nổi cao vào tháng 10, 11 và tháng 4, 5 có liên quan đến khối nước biển xâm nhập vào các cửa sông rộng và nơi có độ sâu lớn.

Động vật nổi: Đến nay đã xác định được khoảng 123 loài, mật độ và sinh vật lượng động vật nổi thay đổi phụ tộc vào độ mặn của nước biển, đồng thời liên quan đến

nguồn thức ăn (thực vật nổi). Trong cấu trúc số lượng động vật nổi, nhóm giáp xác chân chèo chiếm ưu thế về mật độ ( 53 - 84%) sau đó là nhóm giáp xác râu ngành (15 - 45%). Biến động số lượng của động vật nổi theo thuỷ triều cũng tương tự như thực vật nổi, nghĩa là đỉnh cao của sự xuất hiện lúc triều cường và giảm thấp lúc triều kém.

Động vật đáy: Khu vực Móng Cái thuộc vịnh Bắc Bộ, động vật đáy khá phong phú, khoảng trên 600 loài, tính đa dạng của động vật đáy có liên quan chặt chẽ với tính đa dạng của sinh vật cảnh. Các nhóm động vật chủ yếu là: Giun nhiều tơ (Polychaeta), giáp xác (Crustacea), và nhiều loài nhuyễn thể khác như ngao, hến, ốc... Trong đó có nhiều loài thuộc nhóm rộng muối, rộng nhiệt, chịu được sự thay đổi lớn về độ mặn với thành phần trong rừng ngập mặn phong phú hơn các bãi triều trống trải.

Thực vật phù du: Trong vùng có nhiều loại thực vật phù du có ý nghĩa quan trọng làm thức ăn giai đoạn đầu cho ấu trùng các loài tôm cá như: Skeletonema; Chaetoceros; Navicula; Nitzchia. Sinh vật lượng bình quân 18 x 103 tế bào/m3.

Động vật phù du: Sự phân bố của động vật phù du quan hệ mật thiết với sự biến động của độ mặn. Trong phạm vi ảnh hưởng của thuỷ triều thì vùng nước lợ thường có mật độ và sinh vật lượng cao nhất. Thành phần loài và mật độ tại các khu vực cực đại về sinh khối được quyết định bởi sự xuất hiện đồng thời hai nhóm loài nước lợ và nhóm từ biển xâm nhập vào.Trong một năm, số lượng và sinh vật lượng động vật phù du cao vào mùa khô và giảm vào mùa mưa. Số lượng trung bình có thành phần thấp nhất là 2,75 x 103 con/m3 nước. Trong ngày, thành phần mật độ và sinh vật lượng của động vật phù du cao nhất vào lúc triều cường và giảm vào lúc triều rút.

* Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Lượng nước các con sông ở Móng Cái khá phong phú và phân bố khá đều theo không gian. Tuy nhiên dòng chảy thay đổi theo thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, thời kỳ này dòng chảy lớn, lượng nước chiếm từ 80 - 90% tổng lượng nước cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, dòng chảy nhỏ. Tổng lượng dòng chảy của 3 con sông chính lên tới 1.164 tỷ m3 nước trong 1 năm. Do địa hình phức tạp, sông ngắn, dốc nên cần phải xây dựng các công trình trữ và điều tiết nước.

- Nước ngầm: Tổng trữ lượng nước ngầm của Móng Cái cũng khá lớn, khoảng 1.500m3/ ngày đêm và phân bố đều trong Thành phố.

Nguồn nước mặt và nước ngầm của Móng Cái nếu được đầu tư khai thác đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân nhân trong hiện tại và tương lai.

- Chất lượng nước: Nhìn chung chất lượng nước từ các hồ đập rất tốt, nước sông và nước ngầm thường bị nhiễm mặn vào mùa khô, vì vậy cần có biện pháp xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

* Tài nguyên rừng:

Móng Cái hiện có 9.961 ha rừng chiếm 19,3% diện tích tự nhiên của Thành phố, trong đó rừng tự nhiên có 7.731 ha bằng 77,6% diện tích rừng. Rừng trồng có 2.230 ha bằng 22,4% diện tích rừng. Diện tích rừng Móng Cái tuy ít nhưng phong phú

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)