L ỜI CẢM ƠN
3.2.2.2. Hệ thống cấp thoát nước
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn [3] thì hệ thống cấp và thoát nước trong cơ sở nuôi tôm chân trắng phải được bố trí riêng rẽ để tránh gây ô nhiễm.
Năm 2001 TP. Móng Cái đã có quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản nhưng tới nay vẫn chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng tập trung! Việc cấp đất cho NTTS trước đây theo hình thức phân ô chia thửa, các hộ nuôi thường chỉ có duy nhất ao nuôi với hệ thống cấp thoát nước nhiều vùng còn dùng chung, không phân biệt rõ ràng giữa kênh cấp và thoát. Từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiếm nguồn nước do sự trộn lẫn giữa nguồn nước vào và ra.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, chỉ có 33,9% số hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn Móng Cái có hệ thống ao chứa nước cấp vào ao nuôi. Số còn lại 66,1% hộ nuôi tôm chân trắng đều cấp/xả nước trực tiếp chung một nguồn. Tính trung bình số hộ nuôi có ao chứa nước cấp vào ao là 0,5 ao/hộ. Do đó, việc xử lý nguồn nước trước khi nuôi được nhiều hộ tiến hành ngay trong chính các ao nuôi, trong đó 58,2% số hộ có xử lý nước và 41,8% số hộ không xử lý nước.
Cũng theo điều tra cho thấy quản lý nhà nước về vấn đề này không được thực hiện một cách triệt để, chưa thực hiện theo quy định kỹ thuật [6,11]. Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường nói chung, an toàn nguồn nước nuôi, do vậy việc lây lan dịch bệnh rất rễ xảy ra tại các khu vực này.
Mặc dù tất cả những hộ nuôi tôm chân trắng được phỏng vấn đều nhận thức được việc tách và xử lý riêng nguồn nước cấp/thải sẽ tốt cho ao nuôi, nhưng thực tế để làm được điều này thì rất khó do nhiều nguyên nhân khác nhau, theo đa số các ý kiến được phỏng vấn thì nguyên nhân chính là họ gặp khó khăn trong việc chia tách ao nuôi để làm ao chứa cấp.