Kiến nghị của hộ nuôi

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 59 - 60)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.2.2. Kiến nghị của hộ nuôi

Từ những thực tế khó khăn như đã phân tích ở trên, các hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái có nhiều những kiến nghị khác nhau được thể hiện qua bảng 3.8.

Bảng 3. 8: Kiến nghị của hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái

Chỉ tiêu Số hộ (n=165) Tỷ lệ (%)

Trợ giúp về vốn 115 69,7

Trợ giúp kỹ thuật 12 7,3

Trợ giúp con giống 135 81,8

Kiến nghị khác 25 15,2

Từ bảng 3.8 cho thấy, đa số kiến nghị của các hộ nuôi tôm là được trợ giúp về con giống. Người nuôi cần có được nguồn giống tốt với chất lượng ổn định vì chất lượng con giống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái hiện nay. Trong vài năm vừa qua, nguồn giống sản xuất trong tỉnh không có, giống mua ở các công ty có uy tín trong nước thì khá khó khăn do đường xá xa xôi và nguồn giống cũng hạn chế, người nuôi chủ yếu phải lấy tôm từ Trung Quốc qua các đầu nậu với chất lượng con giống không được kiểm soát. Theo điều tra nghiên cứu của Bùi Quang Tề và ctv, 2005 [53], tôm chân trắng đang nuôi ở miền Bắc Việt Nam đã xuất hiện nhiều bệnh virus trong đó có bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh taura (TSV). Đây cũng là những bệnh virus đặc biệt nguy hiểm đối với tôm chân trắng buộc phải kiểm soát trước khi nuôi thả theo quy định số 176 ngày 01/3/2006 của Bộ Thuỷ sản [17]. Tuy nhiên, với nguồn giống không chủ động, người nuôi nhiều khi phải chấp nhận may rủi. Hiện trạng đó đã gây thiệt hại đáng kể cho hộ nuôi do họ phải thả đi thả lại nhiều lần trong một vụ làm tăng giá thành sản phẩm hoặc có khi bị nhỡ mùa vụ, nhỡ kế hoạch sản xuất trong năm thậm chí nhiều hộ bị trắng tay.

Vốn cũng là yếu tố được nhiều hộ nuôi kiến nghị. Có 115/165 chiếm 69,7% hộ nuôi được phỏng vấn đề nghị được giúp đỡ về vốn: Ngân hàng và các cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng, có chính sách hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp nhằm có thêm nguồn vốn để mua thêm trang thiết bị, đầu tư

nâng cấp hệ thống nuôi. Bên cạnh đó cũng có 7,3% số hộ nuôi kiến nghị được giúp đỡ về mặt kỹ thuật với nội dung chủ yếu là tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn và có cán bộ chuyên môn phụ trách các điểm nuôi để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi một cách kịp thời. Số còn lại chiếm 15,2% số hộ nuôi có những kiến nghị khác như quy hoạch lại vùng nuôi, hệ thống điện, nâng cấp đường giao thông, tăng cường công tác thông tin thị trường tiêu thụ và tăng cường thông tin về tình hình dịch bệnh để sớm có biện pháp phòng ngừa.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 59 - 60)