Đánh giá về môi trường

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 65 - 66)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.4.2. Đánh giá về môi trường

Phía sau sự thành công của nghề nuôi tôm chân trắng kéo theo những tác động đến môi trường tự nhiên cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Mặt tích cực: nuôi tôm chân trắng đã biến những vùng đất hoang hoá, những vùng sản xuất nông nghiệp như ruộng trũng, nhiễm mặn kém hiệu quảtrước đây thành phương tiện sản xuất hữu ích, tạo ra thu nhập cho người dân và sản phẩm cho xã hội.

Mặt tiêu cực: việc phát triển nuôi tôm chân trắng với năng suất và mật độ cao (nuôi bán thâm canh và thâm canh) sẽ phải sử dụng một lượng lớn thức ăn hàng năm, những chất thải từ hoạt động nuôi tôm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và nước, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi các hộ nuôi không có ao xử lý nước thải và khu vực thu gom chất thải để xử lý. Bên cạnh đó, nuôi tôm chân trắng tác động đến khu vực rừng ngập mặn ven biển- một hệ sinh thái phong phú, nơi trú ẩn và sinh sản của nhiều loài động vật thuỷ sản; là lá chắn để bảo vệ đê điều, bảo về vùng đa dạng sinh học trong đê. Phát triển nuôi tôm chân trắng sẽ làm diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, đặc biệt người nuôi không tuân thủ theo quy hoạch chung, tự ý lấn chiếm và khai thác rừng ngập mặn để nuôi tôm. Ngoài ra, thuốc và hoá chất cũng được sử dụng với số lượng lớn hàng năm. Việc sử dụng thuốc, hoá chất là việc làm cần thiết và được phép sử dụng để phòng ngừa dịch bệnh, xử lý nguồn nước nhằm nâng cao năng suất nuôi. Tuy nhiên, thuốc và hoá chất phải được sử dụng một cách hợp lý và phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi. Sử dụng thuốc chữa bệnh (chủ yếu là kháng sinh) sẽ có nguy tạo ra những dòng vi khuẩn kháng

thuốc. Các loại hoá chất dùng trong nuôi tôm thường là nhóm có khả năng sát trùng mạnh và là những loại chất độc nhằm tiêu diệt động vật thuỷ sinh không mong muốn trong ao. Điều đó có thể chấp nhận được nhưng nếu thời gian tác dụng của chúng chưa hết mà xả thải ra môi trường sẽ gây tác động xấu đến hệ sinh thái xung quanh.

Ngoài ra, với việc các hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái hầu như không có ao xử lý nước thải như hiện nay, khi tôm chết họ thường xả thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý tiêu diệt mầm bệnh. Việc làm đó cũng sẽ làm lây nhiễm và phát sinh mầm bệnh trong tự nhiên, đặc biệt cần nhớ rằng, tôm chân trắng là loài tôm ngoại lai và có đem nhiều mầm bệnh lạ với khả năng lây nhiễm cho giáp xác tự nhiên là rất lớn.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)