Các khoản chi phí trong nuôi tôm

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 60)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.3.1. Các khoản chi phí trong nuôi tôm

Nuôi tôm chân trắng hiện đang là nghề không những đem lại lợi nhuận cao mà còn là nghề đem lại sinh kế cho nhiều hộ dân tại Móng Cái. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm chân trắng cũng đòi hỏi người nuôi phải có một nguồn vốn khá lớn để xây dựng công trình nuôi, công trình phụ trợ và đặc biệt chi phí vận hành trong suốt quá trình nuôi. Như vậy, chi phí trong nuôi tôm chân trắng sẽ có hai loại chi phí đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Các loại chi phí trong nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái trong hai năm 2008 và 2009 được trình bày trong bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3. 10: Chi phí trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng

Năm

2008 2009

Stt Danh mục các khoản chi phí

1.000đ Tỷ lệ (%) 1.000đ Tỷ lệ (%)

1 Tu sửa ao 1,58 0,43 1,27 0,38

2 Tu sửa nhà ở, kho chứa 0,62 0,17 0,75 0,22

3 Sửa chữa máy nổ 0,34 0,09 0,41 0,12

4 Tu sửa dàn máy đảo nước 0,66 0,18 0,87 0,26

5 Thuế đất 0,52 0,14 0,52 0,15

6 Khấu hao (ao, máy móc, nhà…) 7,25 1,97 7,25 2,15

7 Trả lãi vay ngân hàng 2,14 0,58 2,60 0,77

8 Cải tạo ao 3,87 1,05 3,54 1,05 9 Gây màu 0,66 0,18 0,82 0,24 10 Tôm giống 28,32 7,70 29,4 8,70 11 Thức ăn 208,76 56,76 182,33 53,95 12 Vôi 1,63 0,44 1,81 0,54 13 Thuốc, hoá chất 4,50 1,22 5,60 1,66 14 Chế phẩm sinh học 7,35 2,00 7,55 2,23

15 Chi trả lương lao động thuê 8,23 2,24 5,62 1,66 16 Chi trả lương lao động cố định 57,24 15,56 56,50 16,72

17 Năng lượng 31,81 8,65 28,57 8,45

18 Chi kiểm tra dịch bệnh, môi trường 0,35 0,10 0,41 0,12

19 Chi phí khác 1,95 0,53 2,16 0,64

Tổng cộng 367,78 100 337,98 100

Từ bảng 3.10 cho thấy, chi phí trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái năm 2008 là 367,78 triệu đồng, năm 2009 là 337,98 triệu đồng, giảm trung bình 29,80 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, chi phí thức ăn cho nuôi tôm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí của hộ. Chi phí thức ăn trung bình năm 2008 là 208,76 triệu đồng, chiếm 56,76% tổng chi phí. Tương ứng năm 2009 là 182,33 triệu đồng chiếm 53,95%.

Chi phí mua tôm giống trung bình cho một hộ nuôi năm 2008 là 28,32 triệu chiếm 7,70% và tương ứng là 29,4 triệu chiếm 8,70%, tăng cao hơn năm 2008 trung bình 1,00 triệu đồng/hộ. Khoản chi phí mua tôm giống để nuôi luôn chiếm tỷ lệ cao (chỉ sau chi phí mua thức ăn và chi lương cho lao động cốđịnh), đặc biệt năm 2009 là do có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, giá tôm chân trắng giống sản xuất trong nước trong vài năm trở lại đây luôn ở mức cao, hơn nữa trong tỉnh không có cơ sở sản xuất giống, người nuôi thường phải vào miền Trung mua giống hoặc mua giống qua các chủ đại lý nên phải mất thêm khoản chi phí chênh lệch và phí vận chuyển. Thứ hai, những hộ mua giống từ phía Trung Quốc (trực tiếp đi mua hoặc thông qua các đầu nậu) thì con giống thường không đảm bảo chất lượng, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao và phải thả đi, thả lại nhiều lần. Thứ ba, cũng trong vài năm trở lại đây, có nhiều diễn biến phức tạp về thời tiết, khí hậu, vấn đề ô nhiễm môi trường đi kèm với việc quy hoạch của địa phương không theo kịp tiến trình phát triển của nghề nuôi tôm chân trắng dẫn đến tình trạng dịch bệnh liên tục phát sinh với mức độ ngày càng tăng, các hộ nuôi tôm nói chung phải xả thải nhiều lần để thả lại cũng làm chi phí con giống trong năm sản xuất tăng cao.

Khoản chi phí thứ ba là chi phí cho năng lượng. Nguồn năng lượng phục vụ cho nuôi tôm chân trắng chủ yếu là năng lượng dầu để chạy máy nổ phát điện và năng điện. Khoản chi phí này trung bình là 31,81 triệu năm 2008 và 28,57 triệu năm 2009, tương ứng chiếm 8,65 và 8,45% tổng chi phí nuôi tôm. Tại Móng Cái, trung bình mỗi ao nuôi tôm chân trắng có từ 2- 4 dàn máy quạt nước với công suất 1,5 đến 2,2 KW, ở các hộ nuôi tôm thường phải có ít nhất một máy phát điện dự phòng trong lúc mất điện và một số hộ nuôi tôm ở vùng chưa có điện lưới phải dùng máy nổ để chạy quạt nước và phát điện.

Chi phí cho việc mua thuốc hoá chất, chế phẩm sinh học để phòng trị bệnh và xử lý môi trường cũng chiếm một khoản đáng kể. Loại chi phí này trung bình là 11,85 triệu chiếm 3,22% trong năm 2008 và tương ứng là 13,15 triệu chiếm 3,89% trong năm 2009. Tăng trung bình 1,30 triệu đồng. Điều đó cũng phản ánh rằng ngày càng có nhiều hộ nuôi tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết sử dụng và thấy được việc cần thiết phải sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả kinh tế ao nuôi. Các loại thuốc hoá chất sử dụng ở đây chủ yếu là chlorine, iodine, BKC và một số loại thuốc, hoá chất khác để khử trùng nước và trị bệnh cho tôm. Chế phẩm sinh học sử

dụng chủ yếu là nhóm men vi sinh (dạng bột hoặc dạng nước) để phân huỷ bùn đáy, giải phóng khí độc và một số loại chế phẩm dùng để trộn với thức ăn nhằm tăng cường hiệu quả hấp thu thức ăn trên đường tiêu hoá, tăng cường sức khoẻ cho tôm nuôi.

Khoản chi phí chi trả lãi suất ngân hàng khá thấp do đa phần các hộ nuôi sử dụng vốn tự có và một phần vốn hỗ trợ từ các đại lý bán thức ăn nuôi tôm mà việc vay vốn ngân hàng rất hạn chế vì hộ nuôi tôm khó tiếp cận để vay hoặc có vay được thì số lượng cũng không được nhiều.

Chi phí cho lao động cố định ở đây chúng tôi tính toán dựa trên giá lao động thuê. Trung bình mỗi hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái phải chi 57,34 triệu đồng trong năm 2008 và 56,50 triệu đồng trong năm 2009 cho khoản chi phí này. Chiếm tương ứng 15,56% và 16,72% tổng chi phí trong năm.

3.3.3.2. Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng

Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái được tính toán trên cơ sở lấy sản lượng tôm thu được nhân với giá của từng thời điểm bán. Như vậy, doanh thu trung bình trong hai năm 2008 và 2009 của một hộ nuôi tôm tương ứng là 504,60 và 471,20 triệu đồng. Doanh thu năm 2009 có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm không nhiều do tình trạng dịch bệnh có làm giảm đáng kể sản lượng tôm nuôi nhưng giá bán tôm trung bình của năm 2009 cao hơn năm 2008.

Bảng 3. 11: Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009

Trung bình Triệu đồng 504,60 471,20

Max Triệu đồng 3.588,79 3.167,84

Min Triệu đồng 13,75 18,54

Độ lệch chuẩn Triệu đồng 179,95 284,36

Qua bảng 3.11 cũng cho ta thấy, độ lệch chuẩn có thể nói là khá cao tức là giữa các cơ sở nuôi tôm có sự chênh lệch rất lớn về doanh thu. Điều này là do một số hộ nuôi có diện tích nuôi tôm khá lớn và được đầu tư hệ thống ao nuôi cũng như hệ thống công trình phụ trợ khá tốt, có quy trình kỹ thuật ổn định nên luôn giữ được mức ổn định về năng suất và sản lượng, qua đó có doanh thu cao hơn .

3.3.3.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận từ nghề nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái được tính trên cơ sở lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí.

Bảng 3. 12: Lợi nhuận trong nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu

T.B Min Max T.B Min Max

Doanh thu 504,60 13,75 3.588,79 471,20 18,54 3.167,84 Tổng chi phí 367,78 29,51 2.197 337,98 35,37 2.483 Lợi nhuận 136,82 - 67,84 1.105,34 133,22 - 83,61 976,12

Qua bảng 3.12 cho thấy lợi nhận trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái trong năm 2008 là 136,82 triệu đồng và năm 2009 là 133,22 triệu đồng. Lợi nhuận cao nhất tương ứng là 1.105,34 triệu đồng và 976,12 triệu đồng.Tuy nhiên có có nhiều hộ bị thiệt hại dẫn đến thua lỗ làm cho sự chênh về lợi nhuận khá lớn. Hộ bị thua lỗ nhiều nhất trong năm 2008 và 2009 tương ứng là 67,84 triệu đồng và 83,61 triệu đồng. Như vậy, qua các năm nuôi tôm chân trắng đều có những hộ bị thất bại thậm chí thua lỗ nặng nhưng nhìn chung lợi nhuận bình quân trong vùng nghiên cứu vẫn ở mức cao đã chứng tỏ nghề nuôi tôm chân trắng nói chung vẫn là nghề khá hấp dẫn với ngư dân vùng ven biển này.

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm chân trắng trong năm 2008 là 37,20% và năm 2009 là 39,41%. Như vậy, so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại từ 10,5% đến 11,2% /năm (www.laisuat.vn) thì việc đầu tư nuôi tôm chân trắng cho lãi suất cao hơn hẳn (khoảng 3,5 lần).

3.3.4. Hiệu quả xã hội

3.3.4.1. Đánh giá về lao động

Nuôi tôm chân trắng đã và đang góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập đồng thời phát huy được nguồn lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, trung bình mỗi hộ nuôi tôm có 2,5 lao động, như vậy số lao động trực tiếp trong nghề nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái tương ứng sẽ là: 680 hộ *2.5 = 1.700 lao động. Bên cạnh đó, việc nuôi tôm chân trắng còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh phụ trợ

khác như sản xuất thức ăn, sản xuất thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, sản xuất con giống…cùng hệ thống các đại lý phân phối. Một số ngành nghề khác cũng được hưởng lợi như vận tải, buôn bán tôm thương phẩm, sản xuất thiết bị dùng trong trại nuôi… Như vậy nuôi tôm chân trắng đã góp phần giải quyết đáng kể việc làm cho lao động tại địa phương và xã hội.

Với đặc thù là một địa phương ven biển, dân số đông với số nhân khẩu trung bình 5,6 người/hộ, dân trí thấp, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng hiện nay đã từng là những ngư dân khai thác thuỷ sản. Khi nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả đã từng bước chuyển sang NTTS mà chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Do đó nuôi tôm chân trắng cũng đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thu nhập và hơn nữa là ổn định tình hình anh ninh trật tự tại địa phương.

3.3.4.2. Đánh giá về môi trường

Phía sau sự thành công của nghề nuôi tôm chân trắng kéo theo những tác động đến môi trường tự nhiên cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Mặt tích cực: nuôi tôm chân trắng đã biến những vùng đất hoang hoá, những vùng sản xuất nông nghiệp như ruộng trũng, nhiễm mặn kém hiệu quảtrước đây thành phương tiện sản xuất hữu ích, tạo ra thu nhập cho người dân và sản phẩm cho xã hội.

Mặt tiêu cực: việc phát triển nuôi tôm chân trắng với năng suất và mật độ cao (nuôi bán thâm canh và thâm canh) sẽ phải sử dụng một lượng lớn thức ăn hàng năm, những chất thải từ hoạt động nuôi tôm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và nước, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi các hộ nuôi không có ao xử lý nước thải và khu vực thu gom chất thải để xử lý. Bên cạnh đó, nuôi tôm chân trắng tác động đến khu vực rừng ngập mặn ven biển- một hệ sinh thái phong phú, nơi trú ẩn và sinh sản của nhiều loài động vật thuỷ sản; là lá chắn để bảo vệ đê điều, bảo về vùng đa dạng sinh học trong đê. Phát triển nuôi tôm chân trắng sẽ làm diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, đặc biệt người nuôi không tuân thủ theo quy hoạch chung, tự ý lấn chiếm và khai thác rừng ngập mặn để nuôi tôm. Ngoài ra, thuốc và hoá chất cũng được sử dụng với số lượng lớn hàng năm. Việc sử dụng thuốc, hoá chất là việc làm cần thiết và được phép sử dụng để phòng ngừa dịch bệnh, xử lý nguồn nước nhằm nâng cao năng suất nuôi. Tuy nhiên, thuốc và hoá chất phải được sử dụng một cách hợp lý và phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi. Sử dụng thuốc chữa bệnh (chủ yếu là kháng sinh) sẽ có nguy tạo ra những dòng vi khuẩn kháng

thuốc. Các loại hoá chất dùng trong nuôi tôm thường là nhóm có khả năng sát trùng mạnh và là những loại chất độc nhằm tiêu diệt động vật thuỷ sinh không mong muốn trong ao. Điều đó có thể chấp nhận được nhưng nếu thời gian tác dụng của chúng chưa hết mà xả thải ra môi trường sẽ gây tác động xấu đến hệ sinh thái xung quanh.

Ngoài ra, với việc các hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái hầu như không có ao xử lý nước thải như hiện nay, khi tôm chết họ thường xả thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý tiêu diệt mầm bệnh. Việc làm đó cũng sẽ làm lây nhiễm và phát sinh mầm bệnh trong tự nhiên, đặc biệt cần nhớ rằng, tôm chân trắng là loài tôm ngoại lai và có đem nhiều mầm bệnh lạ với khả năng lây nhiễm cho giáp xác tự nhiên là rất lớn.

3.3.4.3. Một số vấn đề khác

Tôm là loại thực phẩm cao đạm nhưng dễ tiêu hoá, rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên với giá tôm cao như hiện nay cùng với việc nguồn thu nhập thấp ở nông thôn thì người dân không dễ dàng tiếp cận được nguồn thực phẩm này. Việc nuôi tôm chân trắng tại địa phương, tại gia đình sẽ giải quyết được nhu cầu này một cách thuận lợi hơn, làm phong phú nguồn đạm động vật và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, với hiệu quả kinh tế khá cao, nuôi tôm chân trắng sẽ góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt xã hội của địa phương theo hướng tích cực thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống tình thần và con em đến trường được nhiều hơn.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CHÂN

TRẮNG BỀN VỮNG TẠI MÓNG CÁI

3.4.1. Giải pháp về chất lượng con giống

Với hơn 50 km chiều dài bờ biển, Móng Cái cần quan tâm, thúc đẩy công tác sản xuất giống. Hiện tại trên địa bàn toàn Thành phố có 04 trại sản xuất giống tôm chân trắng với công suất thiết kế trung bình của mỗi trại khoảng 250 triệu con/năm. Tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh mẽ của tôm chân trắng giống từ Trung Quốc, hiện đã có hai trại tạm ngừng hoạt động, hai trại còn lại chuyển sang mục đích ương nuôi. Vì vậy, để khôi phục sự hoạt động trở lại của các giống và phát triển các trại sản xuất mới có hiệu quả, ngành Thuỷ sản Móng Cái cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà khoa học và nhà quản lý nhằm tạo ra con giống có chất tốt để đáp ứng

năm) và trong bối cảnh ngày càng có nhiều người nuôi quan tâm đến chất lượng con giống hơn giá cả, việc tạo ra nguồn giống có chất lượng tốt sẽ rất khả thi về thị trường tiêu thụ tại chỗ cũng như đáp ứng nhu cầu cho các hộ nuôi khác ở các huyện xung quanh như Hải Hà và Đầm Hà- nơi hiện nay phong trào nuôi tôm chân trắng cũng rất phát triển nhưng chưa có trại sản xuất giống trên địa bàn.

Bên cạnh đó, ngành Thuỷ sản Móng Cái cũng cần quan tâm phát triển hệ thống các trại ương nuôi để người dân có nhiều cơ hội hơn trong việc xem xét và lựa chọn trực tiếp đàn giống thích hợp. Đồng thời bản thân mỗi hộ nuôi cũng cần nâng cao nhận thức về kỹ thuật chọn tôm giống và lựa chọn những trại giống có uy tín, tránh tình trạng tham giá rẻ.

3.4.2. Mật độ nuôi

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, mật độ nuôi phải phù hợp với cơ sở vật chất, năng lực quản lý và trình độ, kinh nghiệm của mỗi hộ nuôi. Hiện nay với những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng, từ con giống, thức ăn đến các loại thuốc hoá chất, chế phẩm sinh học ngày càng được hoàn thiện hơn về mặt chất lượng, thông tin

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)