Năng suấ t

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 43)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.1.3. Năng suấ t

1663.9 2074.3 2051.0 1943.2 1515.1 1263.3 1692.1 2999.5 3054.5 2925.3 2123.1 1713.8 2257.3 2807.5 0.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Kg/ha

NSBQ Xuân Hè NSBQ Thu đông

Biểu đồ 3. 4: Năng suất tôm chân trắng vụ Xuân hè và Thu đông tại Móng Cái

Kết quả điều tra tại 10 xã phường cho thấy năng suất bình quân thực thu (tính sản lượng trên diện tích nuôi đạt hiệu quả) tôm chân trắng nuôi tại Móng Cái ở mức trung bình, có tăng ở các năm 2007 đến năm 2009. Biểu đồ 3.4 cho thấy sự chênh lệch về năng suất bình quân của tôm chân trắng nuôi ở hai vụ Xuân Hè và Thu Đông.

So sánh năng suất tôm chân trắng nuôi giữa hai vụ Xuân hè và Thu đông, ở biểu đồ trên cũng đã thể hiện rất rõ NSBQ của vụ Thu - Đông luôn luôn cao hơn vụ Xuân hè. Tính từ 2003 - 2009, vụ Xuân hè cho năng suất bình quân cao nhất vào năm 2007 với 2.074kg/ha, trong khi đó ở vụ Thu - Đông năng suất bình quân đạt cao nhất vào năm 2008 với 3.054,5kg/ha, sau đó là năm 2009 (2.999,5kg/ha).

Điều này là do vụ Xuân - Hè là vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm chân trắng nên tôm chân trắng được nuôi đại trà ở các hộ, các loại diện tích ao đầm nước lợ đều được triển khai nuôi. Do đó, sự khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi…đã tác động và làm giảm năng suất chung của tôm chân trắng nuôi. Trong khi đó, ở vụ Thu- đông, với điều kiện thời tiết không thuận lợi khi mà nhiệt độ không khí xuống thấpdo vậy tôm chân trắng chủ yếu được nuôi tại các hộ và các doanh nghiệp có điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật nên cho năng suất bình quân cao hơn.

Năng suất bình quân trung bình cả năm thấp nhất là 1.485,2 kg/ha (năm 2004) và đạt giá trị cao nhất vào năm 2008 với 2.477,2 kg/ha. So sánh giữa năng suất bình quân tôm chân trắng với tôm nuôi chung thì thực sự tôm chân trắng đã mang lại kết quả năng suất rất đáng khích lệ. Biểu đồ sau đây thể hiện rõ điều đó:

1870.9 1485.2 1682.2 1831.5 2451.5 2477.2 2345.2 436.3 575.8 941.1 1231.0 1730.8 1711.7 1674.1 0.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Kg/ha

NSBQ tôm chân trắng NSBQ tôm chung

Biểu đồ 3. 5: Năng suất tôm bình quân từ 2003 - 2009

Kết quả biểu diễn trên biểu đồ cho thấy năng suất bình quân tôm nuôi ở Móng Cái có chiều hướng tăng dần từ năm 2003 đến 2007 và giữ mức ổn định từ năm 2007 đến

giá trị trên biểu đồ cũng khẳng định năng suất tôm chân trắng đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả năng suất tôm nuôi chung trên địa bàn Thành phố. Sựảnh hưởng tích cực này có ý nghĩa không chỉ đối với công tác nuôi tôm mà còn quyết định đến cả kết quả nuôi trồng thủy sản của Thành phố Móng Cái.

3.2.1.4. Khả năng cung ứng con giống

Phong trào phát triển nuôi tôm chân trắng ngày càng mạnh thể hiện qua chỉ số về diện tích nuôi ngày càng tăng cao đã kéo theo nhu cầu con giống ngày càng lớn. Thực tế trong nuôi tôm, chất lượng con giống chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Hàng năm nghề nuôi tôm chân trắng ở Móng Cái cần lượng giống thả nuôi rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng con giống tại chỗ còn thấp và thường bị động bởi nguồn cung cấp giống chủ yếu từ Trung Quốc. Theo số liệu thu thập tại Phòng Kinh tế thành phố Móng Cái lượng giống thả nuôi tăng dần qua các năm, nhu cầu giống tôm chân trắng thả năm 2003 là 125,5 triệu con giống, lượng giống thả cao nhất là 950,8 triệu con giống (năm 2008) và năm 2009 giảm đi còn 902,8 triệu con do diện tích nuôi giảm. Lượng giống tôm chân trắng thả qua các vụ hàng năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

482.2 460.6 310.2 282 153 160.2 67.9 420.6 490.2 487.3 519.5 240 140 57.6 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Triệu con

Vụ xuân hè Vụ thu đông

Biểu đồ 3. 6: Số lượng giống tôm chân trắng thả nuôi tại Móng Cái từ 2003 - 2009

Do điều kiện thời tiết khu vực miền Bắc nói chung và Móng Cái nói riêng có phần khó khăn trong hoạt động nuôi tôm, đặc biệt trong điều kiện khí hậu lạnh (vụ nuôi thu đông). Sự khác biệt về thời tiết giữa 2 vụ nuôi trong năm kéo theo những hoạt động phục vụ việc nuôi tôm cũng khác nhau rõ rệt. Mặc dù hàng năm diện tích nuôi vụ Xuân hè thường nhiều hơn gấp 1,5 lần vụ Thu đông, tuy nhiên lượng giống thả nuôi

cũng không nhiều hơn với vụ Thu đông, lý do là nuôi tại vụ Thu đông nhiệt độ nước thấp hơn, thời tiết lạnh nên tỷ lệ sống của tôm nuôi thường đạt thấp hơn so với vụ Xuân hè nên lượng giống phải thả nhiều hơn.

3.2.1.5. Dịch bệnh

Từ trước những năm 2000 phong trào nuôi tôm ở Móng Cái chưa phát triển mạnh, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh hoặc quảng canh cải tiến, mật độ giống thả thưa nên dịch bệnh ít xảy ra và diện tích tôm nuôi bị bệnh nhỏ. Từ năm 2000 trở lại đây, sự xuất hiện của tôm chân trắng cùng với những ưu điểm của nó so với tôm bản địa (chủ yếu là tôm sú) đã hấp dẫn người nuôi thúc đẩy phong trào nuôi tôm phát triển mạnh mẽ. Những năm tiếp theo, các công nghệ nuôi tôm tiên tiến được áp dụng, mật độ thả giống dày hơn, hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh phát triển, quy mô nuôi mở rộng, diện tích tăng nhanh qua từng năm, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích tăng cao…Tuy nhiên, từ thời điểm này, vấn đề dịch bệnh trên tôm chân trắng nuôi không ngừng gia tăng. Kết quả điều tra về tình hình dịch bệnh trên tôm chân trắng được chúng tôi trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3. 3: Diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại do dịch bệnh từ 2003 đến 2009

Năm

Diện tích 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng diện tích nuôi tôm

chân trắng (ha) 341 815,4 954,9 1.486,7 1.474 1.565,5 1.561,2 Diện tích nuôi tôm chân

trắng bị thiệt hại (ha) 83,4 188,2 219,2 316,87 292,5 365 426,1 Tỷ lệ (%) 24,5 23,1 23,0 21,3 19,8 23,3 27,3

Qua bảng 3.3. cho thấy, diện tích tôm chân trắng bị bệnh qua các năm tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng về diện tích nuôi. Trong đó bị thiệt hại nhiều nhất vào năm 2009 với 426,1 ha, chiếm 27,3 tổng diện tích nuôi tôm chân trắng.

3.2.1.6. Cơ cấu mùa vụ nuôi

Tôm chân trắng hiện tại đang được nuôi ở Móng Cái theo 02 vụ: Vụ Xuân - Hè và Thu - Đông. Trong đó Vụ Xuân - Hè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, còn vụ Thu - Đông từ tháng 9 đến tháng 12 (dương lịch). Kết quả nuôi tôm chân trắng theo mùa vụ được chúng tôi trình bày trong hai bảng 3.4 và 3.5 dưới đây.

Bảng 3. 4: Kết quả nuôi tôm chân trắng vụ Xuân Hè ở Móng Cái 2003 – 2009

Năm S.L giống

(Tr.con) DT nuôi (ha)

Tỷ lệ DT bị thiệt hại (%) Tỷ lệ DT đạt hiệu quả (%) NSBQ (Kg/ha) 2003 67,9 257,9 16,1 83,9 1.692,1 2004 160,2 608,8 19,9 80,0 1.263,3 2005 153,0 567,8 17,9 82,0 1.663,9 2006 282,0 755,8 25,8 74,2 1.515,1 2007 310,2 835,8 21,3 78,7 2.074,3 2008 460,6 910,9 24,8 75,8 1.943,2 2009 482,2 959,4 26,7 73,3 1.943,2

Bảng 3. 5: Kết quả nuôi tôm chân trắng vụ Thu Đông ở Móng Cái 2003 – 2009

Năm SL giống

(Tr.con) DT nuôi (ha)

Tỷ lệ DT bị thiệt hại (%) Tỷ lệ DT đạt hiệu quả (%) NSBQ (Kg/ha) 2003 57.6 83,1 50,3 49,7 2.807,5 2004 140,0 206,6 32,2 67,8 2.257,3 2005 240,0 387,1 30,3 69,7 1.713,8 2006 519,5 730,9 16,7 83,3 2.123,1 2007 487,3 638,2 17,9 82,1 2.925,3 2008 490,2 654,6 22,1 77,9 3.605,0 2009 420,6 601,7 28,2 71,8 2.999,5

Kết quả tại hai bảng trên cho thấy ở Móng Cái, tôm chân trắng có thể nuôi tốt ở cả hai vụ, tuy nhiên qua chỉ số về diện tích nuôi cho thấy vụ Xuân hè vẫn là vụ nuôi chính trong năm. Tỷ lệ giữa diện tích bị thiệt hại và diện tích nuôi của vụ Xuân hè luôn thấp hơn so với vụ thu đông cho thấy tôm chân trắng thích hợp hơn với điều kiện nuôi trong vụ xuân hè. Tuy nhiên sự khác biệt giữa vụ thu đông và xuân hè không rõ ràng về mặt sản lượng chung. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 3.7

366 116.0 615.5 316.0 775.4 462.2 850.0 1292.5 1364.5 1532.0 1416.8 1557.2 1366.3 1295.7 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Sản lượng (tấn) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Xuân hè Thu đông

Sản lượng nuôi giữa các vụ có sự tăng giảm không đều qua các năm. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2005 vụ Thu đông có tăng nhưng sản lượng thấp hơn vụ Xuân hè, nhưng từ năm 2006 đến 2008 sản lượng nuôi vụ Thu đông lại có xu hướng tăng cao hơn vụ Xuân hè, tới năm 2009 thì vụ Thu đông thấp hơn so với vụ Xuân hè.

3.2.2. Hiện trạng nuôi tôm chân trắng ở cấp hộ

3.2.2.1. Hệ thống ao nuôi

Trong địa bàn 10 xã, phường tại Móng Cái trên tổng số 165 hộ nuôi tôm chân trắng được điều tra, kết quả cho thấy:

* Diện tích: Diện tích ao nuôi không có sự chênh lệch nhiều giữa các hộ nuôi và vùng nuôi. Trung bình diện tích nuôi tôm chân trắng của các hộ tại Móng Cái là 1,31 ha/hộ, diện tích lớn nhất là 9,0 ha/hộ và nhỏ nhất là 0,1ha/hộ. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2,4 ao nuôi; hộ nhiều nhất có 12 ao và ít nhất có 01 ao nuôi.

Xét về mặt khoa học nếu diện tích ao lớn, môi trường nước sẽổn định hơn, hiệu quả ao nuôi cao hơn, tuy nhiên nếu ao nuôi quá rộng sẽ khó khăn trong chăm sóc quản lý, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.

* Loại ao: Qua kết quả điều tra các hộ nuôi tôm chân trắng ở Móng Cái cho thấy hiện tồn tại chủ yếu ba loại ao nuôi: ao bê tông, ao lót bạt và ao đất. Trong đó loại ao lót bạt chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,1%, số còn lại là những ao được lát bê tông và ao bờ đất với tỷ lệ tương ứng chiếm 26,1% và 24,8%. Ao nuôi tôm chân trắng yêu cầu phải chắc chắn để hạn chế sự biến đổi thấp nhất của môi trường nước ao nuôi, vì vậy ao được lát bê tông hoặc lót bạt là việc làm cần thiết để đáp ứng yêu cầu nêu trên và đồng thời hạn chế được công tu bổ bờ ao hàng năm. Ao được lát bê tông thường có độ bền dài hơn ao lót bạt từ 5 - 7 năm tuy nhiên với khả năng tài chính hạn chế, nhiều hộ chọn hình thức đầu tư lót bạt cho ao nuôi. Thực tế thì lót bạt cũng biện pháp tốt để chống sự xì phèn từ đáy ao và bờ ao, tránh được sói lở bờ và hơn nữa nó cũng hạn chế được việc thấm thấu nước, điều này giúp giảm chi phí bơm nước, bảo đảm được chiều sâu mực nước, dễ dàng làm vệ sinh ao nuôi, bảo vệ môi trường ao nuôi, chi phí vận hành bảo trì thấp hơn và thuận tiện cho thu hoạch.

* Chất đáy: Điều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi như ôxy hòa tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào

chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ. Kết quả điều tra trong vùng nghiên cứu tại Móng Cái cho thấy số lượng ao có chất đáy là bùn cát chiếm 49,1%, cát bùn chiếm 40% , chất đáy là bùn có 6,7% và loại ao có chất đáy khác (sét bùn, cát sét,...) chiếm 4,2%. Như vậy có thể nói rằng chất đáy ở đây rất thuận lợi cho việc nuôi tôm chân trắng..

3.2.2.2. Hệ thống cấp thoát nước

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn [3] thì hệ thống cấp và thoát nước trong cơ sở nuôi tôm chân trắng phải được bố trí riêng rẽ để tránh gây ô nhiễm.

Năm 2001 TP. Móng Cái đã có quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản nhưng tới nay vẫn chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng tập trung! Việc cấp đất cho NTTS trước đây theo hình thức phân ô chia thửa, các hộ nuôi thường chỉ có duy nhất ao nuôi với hệ thống cấp thoát nước nhiều vùng còn dùng chung, không phân biệt rõ ràng giữa kênh cấp và thoát. Từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiếm nguồn nước do sự trộn lẫn giữa nguồn nước vào và ra.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, chỉ có 33,9% số hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn Móng Cái có hệ thống ao chứa nước cấp vào ao nuôi. Số còn lại 66,1% hộ nuôi tôm chân trắng đều cấp/xả nước trực tiếp chung một nguồn. Tính trung bình số hộ nuôi có ao chứa nước cấp vào ao là 0,5 ao/hộ. Do đó, việc xử lý nguồn nước trước khi nuôi được nhiều hộ tiến hành ngay trong chính các ao nuôi, trong đó 58,2% số hộ có xử lý nước và 41,8% số hộ không xử lý nước.

Cũng theo điều tra cho thấy quản lý nhà nước về vấn đề này không được thực hiện một cách triệt để, chưa thực hiện theo quy định kỹ thuật [6,11]. Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường nói chung, an toàn nguồn nước nuôi, do vậy việc lây lan dịch bệnh rất rễ xảy ra tại các khu vực này.

Mặc dù tất cả những hộ nuôi tôm chân trắng được phỏng vấn đều nhận thức được việc tách và xử lý riêng nguồn nước cấp/thải sẽ tốt cho ao nuôi, nhưng thực tế để làm được điều này thì rất khó do nhiều nguyên nhân khác nhau, theo đa số các ý kiến được phỏng vấn thì nguyên nhân chính là họ gặp khó khăn trong việc chia tách ao nuôi để làm ao chứa cấp.

3.2.2.3. Phương thức nuôi

Qua kết điều tra trong vùng nghiên cứu cho thấy nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái theo các phương thức thâm canh và bán thâm canh. trong đó 57% hộ nuôi theo phương thức thâm canh. Như vậy phương thức thâm canh chiếm tỷ lệ khá cao trong các loại hình nuôi tại đây, nuôi theo phương thức này toàn bộ chu kỳ nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thức ăn viên có chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả giống cao từ 60 - 150 con/m2. Ao được xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dễ quản lý và vận hành. Nhược điểm của mô hình này là chi phí vận hành cao, dễ xẩy ra dịch bệnh nếu môi trường kiểm soát không tốt, rủi ro cao, đầu tư lớn. Đối với phương thức nuôi bán thâm canh chiếm 43%, phương thức này có khác so với thâm canh chủ yếu ở mật độ nuôi (dưới 60 con/m2) [5] và năng suất nuôi, đối với nuôi thâm canh năng suất đạt 15 - 20 tấn/ha/năm, nuôi bán thâm canh năng suất đạt thấp hơn 1-2 tấn/ha/năm.

3.2.2.4. Cải tạo ao

Công việc cải tạo ao chuẩn bị trước lúc thả giống có ảnh hưởng đến sức khỏe tôm giống khi nuôi rất nhiều. Nếu chuẩn bị không tốt khi thả giống thường dẫn đến hao hụt giống rất lớn do địch hại trong ao, do mầm bệnh hoặc do chất lượng nước không phù hợp với giống loài nuôi làm cho năng suất nuôi thấp, đặc biệt trong các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh.

Thông qua điều tra các hộ nuôi tôm chân trắng ở Móng Cái cho thấy có 75,2% số hộ có vét bùn ao nuôi (24,8% không vét bùn) và 95,2% có phơi đáy (4,8% không phơi), các hộ nuôi đã cải tạo ao tương đối theo quy trình nuôi. Thời gian phơi đáy phụ thuộc vào cao trình ao nuôi, đặc điểm thổ nhưỡng và thời tiết, trừ một số ao nuôi có cao trình đáy thấp không thể tháo hết nước nên không thể phơi đáy ao mà chỉ cải tạo bằng phương pháp ướt. Trong số các hộ nuôi được điều tra có 69,1% hộ có cày xới ao

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)