- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
2.2.1. Các quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thu BHXH là yếu tố đầu vào của q trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH hình thành nguồn quỹ BHXH, là cơ sở để thực hiện cấp sổ BHXH và giải quyết chế độ chính sách BHXH. Thực hiện các nghiệp vụ về thu chiếm một khối lượng lớn công việc, chi phối đến các hoạt động của toàn ngành BHXH. Số thu và lao động tham gia BHXH như là sự sống cịn của sự nghiệp BHXH; vì vậy, quản lý thu BHXH luôn được sự quan tâm thường xuyên, là một trong những nhiệm vụ then chốt của tồn Ngành. Cơng tác quản lý thu BHXH được ngành BHXH triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước kể từ năm 1995.
Thực hiện chương 12 của Bộ Luật lao động, Luật BHXH, Nghị định số 12/CP ngày 24/7/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH và Thơng tư số 58/TC/HCSN hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp BHXH và các quy định của Nhà nước về BHXH. BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định về quy trình nghiệp vụ thu BHXH phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn, bao gồm:
- Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 thực hiện thu BHXH bắt buộc theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
- Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung Quyết định số 177/BHXH về quản lý thu BHXH bắt buộc.
- Quyết định số 722/QĐ-BHXH ngày 26/5/2003 thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP và Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP.
- Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 thực hiện thu BHXH bắt buộc theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH và Thông tư số 03/2007/TT- LĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định 152/2006/NĐ-CP.
Những văn bản nêu trên là căn cứ pháp lý về quản lý thu BHXH bắt buộc để cơ quan BHXH từ trung ương đến địa phương tổ chức triển khai thực hiên thống nhất trong cả nước. Như vậy, trong thời gian 16 năm, kể từ khi thực hiện đổi mới chính sách BHXH đến nay, BHXH Việt Nam đã ban hành 4 quyết định hướng dẫn thu BHXH bắt buộc.
Các quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc được tổ chức thực hiện qua các giai đoạn, được khái quát như sau:
- Về đối tượng tham gia: từng bước được mở rộng từ phạm vi hẹp trong khu vực nhà nước đến khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rồi phát triển đến khu vực ngoài nhà nước trong tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động, với phương châm thực hiện BHXH cho mọi người lao động.
- Về mức đóng: được tăng dần và phân định theo các quỹ dài hạn và quỹ ngắn hạn.
- Về phương thức đóng: vẫn quy định theo tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của người lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt được nhà nước quy định.
- Về tiền lương làm căn cứ đóng: từng bước được nâng lên theo mức thu nhập của người lao động trong giai đoạn đầu sau đó được giới hạn mức "sàn" và mức "trần" nhằm tạo cơng bằng khơng có sự phân biệt giữa các khu vực.
- Về công tác quản lý: được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước. Chức năng quản lý nhà nước về
BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng rõ ràng, minh bạch hơn. Quỹ BHXH được phân chia để quản lý theo các quỹ thành phần.
Việc triển khai thực hiện thu BHXH bắt buộc trong thời gian đầu của các đơn vị ngành BHXH từ trung ương đến địa phương khi mới thành lập cịn gặp những khó khăn, vướng mắc; nhân sự trực tiếp làm cơng tác thu BHXH cịn thiếu, chưa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm tổ chức thu BHXH còn hạn chế. Mặt khác nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động chưa được nâng cao về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia đóng BHXH. Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, giao khoán theo chu kỳ sản xuất, việc nộp BHXH không thường xuyên, không đúng quy định; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, người lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp, thậm chí khơng có việc làm, nghỉ khơng hưởng lương...rất khó khăn trong việc đóng BHXH và thanh tốn nợ BHXH của nhiều năm trước.