- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
2 Doanh nghiệp ngoài quốc
3.2.4. Khắc phục nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hộ
Đến hết năm 2010, số thu BHXH toàn quốc đạt 94,53% so với số phải thu của người đã đăng ký đóng BHXH. Ngun nhân dẫn đến cơng tác thu BHXH đạt thấp (thực chất nợ BHXH), về khách quan là do có sự tác động
của tình hình kinh tế- xã hội nói chung như lạm phát tăng giá cao, giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào, lương tối thiểu... đều tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do sự mất giá của đồng đô la Mỹ...Nhưng điều quan trọng là do nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến nghĩa vụ BHXH ngay từ tháng đầu, quý đầu năm, chưa quán triệt đầy đủ thực hiện phương châm là thu đúng, thu đủ, song phải đảm bảo tiến độ.
Tình trạng trốn, nợ, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho quỹ BHXH mà quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm hại, ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động làm công ăn lương.
Thực tế nợ đọng BHXH trong những năm qua đã tạo nên vịng luẩn quẩn, có thể khái quát là: người lao động đến tuổi nghỉ hưu chờ sổ hưu – sổ hưu chờ BHXH - BHXH chờ doanh nghiệp nộp tiền - doanh nghiệp nợ BHXH thì nhiều lý do và cuối cùng người lao động chịu thiệt thịi. Có thể phân các doanh nghiệp nợ BHXH theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp:
- Nhóm thứ nhất: đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn, như các
doanh nghiệp ngành giao thông, xây dựng, các doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi, sắp xếp, giải thể...đặc thù của nhóm này là khi cơng trình hồn thành mới được quyết tốn, hoặc khi hình thành tổ chức mới hay khi Tồ án tun bố phá sản... lúc đó doanh nghiệp mới có nguồn đóng BHXH.
- Nhóm thứ hai: những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định,
người lao động có việc làm thường xun, nhưng cố tình nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, chọn một số doanh
nghiệp cố tình vi phạm mà lâu nay đã vận động, thuyết phục nhưng không chuyển biến lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án truy cứu trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp và áp dụng hình thức tuyên bố phá sản.
Hiện nay mức phạt tiền tối đa là 30 triệu, thực ra là thấp đối với những doanh nghiệp lớn, có số nợ cao, nên tăng mức phạt bằng mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại. Việc khởi kiện ra Tòa án về nợ đọng BHXH chỉ là những giải pháp tình thế, vì cũng gặp những khó khăn do quy trình tố tụng kéo dài thời gian, khả năng thu hồi nợ khó và đặc biệt làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm, có thể tiến hành các biện pháp mạnh tay hơn, ví dụ như doanh nghiệp trong một thời gian nào đó khơng nộp tiền BHXH cho người lao động, bất cứ hình thức nào trốn hay gian lận, chúng ta cần áp dụng hình thức bắt doanh nghiệp đó tuyên bố phá sản, giống như trường hợp doanh nghiệp nợ thuế kéo dài.
Hai là, ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với
ngành LĐTB&XH, LĐLĐ địa phương, thơng qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho người lao động. Để đảm bảo cơ sở pháp lý trong phối hợp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ cơng tác giữa các bên cần có hướng dẫn hoặc có sự hiệp y của cơ quan quản lý cấp trên về Quy chế đó, như Bộ LĐTB&XH, BHXH Việt Nam và TLĐLĐ Việt Nam. Đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHXH: Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước, BHXH Việt nam là cơ quan thực hiện và TLĐLĐ Việt Nam thực hiện giám sát, đặc biệt phát huy vai trị của tổ chức Cơng đoàn, đặc biệt TLĐLĐ Việt Nam giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Cơng đồn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Cơng đồn
ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.
Xây dựng văn bản liên tịch với Ngân hàng hoặc Kho bạc để thực hiện việc trích nộp BHXH và lãi của số tiền nợ BHXH từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc phong toả tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền nợ BHXH theo quy định của pháp luật.
Ba là, gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH,
cấp thẻ BHYT và thực hiện chế độ BHXH
Thu - cấp Sổ, thẻ - giải quyết hưởng các chế độ BHXH là các khâu nghiệp vụ có quan hệ mật thiết, khơng tách rời nhau. Trong đó, khâu sau là hệ quả của khâu trước và khâu trước là cơ sở, làm điều kiện, tiền đề của khâu sau. Trong quản lý BHXH, thì đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động là các yếu tố đầu vào. Việc cấp sổ BHXH là để ghi nhận tiền đóng, thời gian đóng BHXH, làm cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Đồng thời với cấp sổ BHXH là cấp thẻ BHYT làm cơ sở thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người lao động khi đi khám chữa bệnh. Giải quyết các chế độ, đảm bảo quyền lợi thụ hưởng BHXH của người lao động gắn liền với q trình đóng BHXH; đây là khâu cuối cùng, như là yếu tố đầu ra của quá trình tái sản xuất xã hội của từng người lao động.
Phối hợp chặt chẽ, tuần tự theo đúng quy trình trên, là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH được đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. Người lao động có đóng BHXH thì được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, đóng đến đâu, mức đóng như thế nào thì được xác nhận trên sổ BHXH và thời hạn giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tương ứng với thời gian đóng. Căn cứ vào sổ BHXH cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ BHXH khi có phát sinh. Như vậy, người lao động mặc dù hết tuổi lao động, đã đóng đầy đủ BHXH, nhưng chủ sử dụng lao động cịn nợ tiền đóng BHXH thì vẫn khơng được giải quyết các chế độ BHXH. Với những quy định như trên sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao
động. Đây là trách nhiệm mang tính cộng đồng, nhằm ràng buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ cho tồn bộ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH mới thực hiện các chế độ cho người lao động.
Bốn là, nghiên cứu điều chỉnh cung cầu về lao động. Thực tế cung lao
động rất lớn nhưng cầu lao động hạn chế, lượng người khơng có việc làm lớn, vì vậy sự ràng buộc quyền lợi về BHXH giữa người lao động và người sử dụng lao động là rất khó khăn. Điều quan trọng nữa là cách tiếp cận của chúng ta với BHXH phải theo nguyên tắc thị trường, khơng thể coi BHXH như một chính sách xã hội thuần t, mà đây cịn là một trong những chính sách kinh tế, để gắn chặt trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động.
Năm là, cần có các quy định đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt hồn thiện
hệ thống luật pháp. Vì hiện nay, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể kéo dài triền miên, trong khi cùng khoản tiền như vậy, thậm chí chỉ bằng 1/10 đối với thuế đã bị khép vào tội trốn thuế. Vậy, nên quy định trốn đóng, nợ đóng BHXH là một tội danh để xử lý bằng nhiều hình thức. Trong bối cảnh khi chúng ta phát triển một nền kinh tế dựa trên rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bên cạnh đó bộ máy quản lý của chúng ta, tuy đã có hệ thống luật pháp, nhưng vẫn cần được hồn thiện thêm, đặc biệt với hệ thống quản lý để làm sao thu nộp BHXH một cách tốt nhất. Ví dụ, như ngành Thuế có hàng chục ngàn cán bộ thu thuế, nhưng đối với BHXH thì hệ thống cán bộ rất mỏng, chưa đủ sức để quản lý một sự bùng nổ các doanh nghiệp như hiện nay.