- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hộ
3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội
- Đối với nước ta, BHXH là chính sách quan trọng là trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, nếu làm tốt cơng tác này sẽ góp phần đảm bảo đời sống nhân dân, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thu hút, mở rộng càng nhiều người tham gia BHXH, tức là chính sách BHXH của Đảng đã đi vào cuộc sống, được người dân hưởng ứng, đón nhận. Khi nhiều người tham gia đóng BHXH thì quỹ BHXH càng lớn, ASXH càng được bảo đảm. Đại hội VII của Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới chính sách BHXH theo hướng phát triển tới người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế, từng bước tách quỹ BHXH khỏi Ngân sách nhà nước. Tới các kỳ Đại hội VIII, IX và X, XI bên cạnh việc khẳng định quan điểm tiếp tục đổi mới thực hiện chính sách BHXH, BHYT, từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH, Đảng ta đã đề ra mục tiêu tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân và tiến tới BHYT tồn dân. Ngày 26/5/1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện chế độ BHXH đã chỉ rõ "Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
- Đối tượng thu BHXH bắt buộc tiềm năng cịn rất lớn, trong khi đó ở các khu vực khác tương đối ổn định và khó phát triển. Đặc biệt khu vực doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới mở rộng diện cổ phần hoá và đẩy nhanh việc sắp xếp lại doanh nghiệp, một bộ phận người lao động sẽ
chuyển dịch sang khu vực tư nhân; như vậy, cần ưu tiên mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở khu vực này.
- Cần có sự ràng buộc giữa việc thành lập doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ BHXH.
- Mức thu BHXH có ảnh hưởng trực tiếp đến số thu BHXH, nếu mức thu thu cao thì số thu sẽ cao, ngược lại mức thu thấp số thu sẽ thấp. Hiện nay mức thu BHXH của Việt Nam là 22% tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH, thấp hơn so với đa số các nước trên thế giới. Trong thời gian tới sẽ tăng dần lên, đến năm 2014 mức thu sẽ tăng lên 26%, để trở thành nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên quỹ BHXH, giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.
- Quy định về tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH theo tiền lương, tiền công thực tế, đảm bảo không quá chênh lệch giữa những người lao động thuộc các thành phần kinh tế, tạo sự bất hợp lý trong vấn đề giải quyết chế độ BHXH, người thì hưởng quá cao, người thì hưởng quá thấp, ảnh hưởng đến sự công bằng xã hội và tâm lý của người lao động khu vực DNNQD.
- Cần có cơ chế ni dưỡng nguồn thu BHXH, trên cơ sở chính sách lao động việc làm, chính sách tiền lương và tạo nguồn đầu tư giúp khu vực DNNQD có thêm vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Cần sớm sửa đổi bổ sung Luật BHXH phù hợp với thực tiễn, quy định đầy đủ các chế độ theo Công ước 102 của ILO và quỹ BHXH đảm bảo cân đối, ổn định lâu dài; tạo nên cơ sở pháp lý hoàn thiện, đầy đủ cho việc tổ chức thực hiện các chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng.
- Nhà nước khi ban hành các quy định về kinh tế, tài chính, thuế cần có các điều khoản quy định trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện BHXH của các đơn vị sử dung lao động.
- Các bộ các ngành có liên quan cần phối hợp thanh kiểm tra, xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật BHXH; có thể giao cho cơ quan BHXH có thẩm quyền xử lý các đơn vị sử dụng lao động trốn tránh tham gia BHXH, chậm nộp, nợ dây dưa, chiếm dụng tiền BHXH và man khai hồ sơ hưởng BHXH.
- BHXH Việt Nam tiến hành rà soát hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực BHXH, trên cơ sở đó phát hiện ra những bất cập để kiến nghị với nhà nước sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp, kịp thời.
- Hồn thiện quy trình quản lý thu phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH, nhất là khu vực DNNQD có sự biến động thường xuyên về lao động và tiền lương. Trong quy trình cần quy định rõ về việc điều tra khai thác các đơn vị mới tham gia BHXH, hệ thống mẫu biểu linh hoạt, ít tiêu chí, thuận tiện cho thao tác nghiệp vụ, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong tồn hệ thống BHXH, thực hiện chế độ “một cửa” trong việc giải quyết các chế độ cho người lao động và tham gia BHXH. Xây dựng văn bản hướng dẫn, thực hiện, cơng khai các thủ tục, hồ sơ, trình tự thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị liên quan đến hoạt động nghiệp vụ BHXH.
Ngành BHXH cần tiếp tục nâng cao năng lực xây dựng và phát triển Ngành, năng lực dự báo, quản lý... để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đối tượng, bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Muốn làm tốt việc này, ngành BHXH cần đẩy mạnh cơng tác hiện đại hố, tổ chức bộ máy khoa học, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHXH để phục vụ đối tượng và theo sự phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Trong dự báo để lập kế hoạch thu BHXH cần lưu ý hai loại ảnh hưởng, đó là yếu tố làm tăng thu BHXH và yếu tố làm giảm thu BHXH, đó là:
- Yếu tố làm tăng thu BHXH:
+ Tốc độ tăng bình quân về số lao động và khả năng khai thác số lao động phát sinh cũng như tỷ lệ tăng lương thường xuyên của các loại hình quản lý và số thu BHXH hằng năm của các đơn vị tham gia BHXH.
+ Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội để dự đoán, dự báo khả năng phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Dự kiến lao động tham gia BHXH đối với từng vùng, từng lĩnh vực cụ thể.
+ Sự thay đổi chính sách của Nhà nước về tiền lương, chính sách việc làm và những chính sách có liên quan đến chế độ BHXH.
- Yếu tố làm giảm thu BHXH:
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi có liên quan đến BHXH, như áp dụng về hưu trước tuổi, tinh giảm biên chế...
+ Lực lượng lao động nghỉ hưởng các chế độ BHXH hằng năm, như nghỉ hưu, ốm đau (ốm dài ngày), thai sản...
+ Ảnh hưởng của nền kinh tế kém phát triển, lạm phát, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các đơn vị phá sản, giải thể hoặc sáp nhập, làm tăng thất nghiệp, giảm lao động và thu nhập của người lao động.
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa...
Khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu BHXH để có dự báo tương đối chính xác, xây dựng kế hoạch phát triển thu BHXH sát với thực tế, nuôi dưỡng được nguồn thu, cần quán triệt các nguyên tắc:
- Tính kế thừa: căn cứ số liệu thống kê trước 2-3 năm thực hiện kế hoạch để tính tốc độ phát triển nhằm duy trì tăng trưởng về số lao động, lương bình qn của lao động ở địa phương.
- Tính phát triển: đạt mục tiêu ổn định và phát triển, phấn đấu khai thác, mở rộng số lao động tham gia BHXH và số thu BHXH năm sau cao hơn năm trước.
- Tính thực tiễn: xu hướng phát triển các mục tiêu kinh tế-xã hội của Nhà nước; đặc điểm kinh tế - xã hội, lịch sử, điều kiện phát triển của địa phương.
- Tính khả thi: kế hoạch xây dựng phải phù hợp với khả năng thực hiện của địa phương, đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra, hạn chế thất thu, giảm nợ đọng BHXH thấp nhất.
Trong dự báo thì dự báo biến động của quỹ BHXH và xu hướng phát triển doanh nghiệp có tầm chiến lược, giúp cho cơng tác chỉ đạo mang tính tồn diện hơn và tính tốn các chỉ tiêu phát triển có tính khoa học và bền vững. Do đặc điểm quỹ BHXH ở giai đoạn đầu người lao động nộp tiền vào quỹ BHXH nhưng chưa hưởng ngay, mà sau 20 năm mới hưởng chế độ dài hạn dù mức đóng thấp, tức là quỹ vẫn ln ln tăng. Đến một thời điểm nhất định quỹ BHXH đạt cực đại và sau đó giảm đến cực tiểu và thâm hụt, mất cân đối quỹ, không đủ khả năng chi trả. Như vậy, quỹ BHXH bao giờ cũng có hai giai đoạn là giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn suy thoái. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào dự đoán được thời điểm quỹ BHXH đạt cực đại, cực tiểu và hết quỹ.
Việc phát triển khu vực dân doanh có tầm quan trọng, quyết định đến số thu BHXH. Đây là khu vực tiềm năng lao động rất lớn chưa được khai thác và có nhiều biến động, lại khó kiểm sốt. Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm của hội nhập, nếu các doanh nghiệp tận dụng được thời cơ để phát triển thì sẽ giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động hoặc mức lương trả cho người lao động sẽ cao hơn; theo đó sẽ có nhiều lao động tham gia BHXH và số thu BHXH sẽ cao hơn. Ngược lại, thách thức đối với các doanh nghiệp cũng chính là thách thức đối với BHXH, nếu doanh nghiệp khơng thích ứng được khi mở cửa thị trường thì ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng khơng thể tồn tại được, cịn việc tham gia BHXH cho người lao động càng trở nên xa vời.
Với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế về quy mơ, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xố bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tơn vinh các nhà sản xuất kinh doanh giỏi. Khuyến khích phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân lớn, một
mặt giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, một mặt tăng đóng góp cho Ngân sách nhà nước.
Biểu 3.1: Dự báo phát triển dân số, lao động tham gia BHXH
giai đoạn (2011-2020) Đơn vị tính: người Năm Dân số (triệu người) Số LĐ trong độ tuổi lao động ( triệu người) Số LĐ tham gia BHXH (triệu người) 2011 87,74 49,81 10,56 2012 88,66 51,68 11,68 2013 89,99 54,26 13,01 2014 90,98 56,98 14,57 2015 91,89 59,83 16,40 2016 92,81 62,82 18,57 2017 93,83 65,96 21,13 2018 95,24 69,26 24,15 2019 96,19 72,72 27,72 2020 97,15 76,36 31,94
Nguồn: Tổng Cục thống kê & BHXH Việt Nam.
Theo Biểu 3.1 trên, thấy rằng số lao động tham gia BHXH bao giờ cũng tỷ lệ thuận với số lao động trong độ tuổi lao động và theo sự phát triển dân số. Hiện nay, tỷ lệ lao động tham gia BHXH chiếm khoảng 60% so với tổng số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; tỷ lệ này đến năm 215 là 73% và 2020 là 81,7%. Mục tiêu đặt ra là mọi người lao động đều được tham gia BHXH, số lao động này còn lớn, chiếm khoảng 85-90% tổng số lao động trong độ tuổi có quan hệ lao động, quan hệ tiền lương, tiền cơng cần được tổ chức triển khai, có kế hoạch thu hút tham gia BHXH. Đây là bài tốn khó cho ngành BHXH và các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền các địa phương.
Biểu 3.2: Chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp đến 2020
TT Khối doanhnghiệp Năm2012 Năm2013 Năm2014 2015Năm Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020
1 Doanh nghiệpNhà nước (đơn vị) 3,147 2,550 2,175 1,970 1,873 1,860 1,840 1,827 1,697