- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
2.2.4. Giải quyết nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hộ
Bên cạnh phát triển đối tượng tham gia, BHXH Việt Nam cịn thực hiện có hiệu quả việc thu nợ tiền BHXH, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn của tồn ngành trong nhiều năm qua. Điều đáng chú ý là khơng những các doanh nghiệp ngồi nhà nước mà kể cả doanh nghiệp nhà nước và đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng nợ BHXH. Nợ BHXH trở thành một vấn đề nhức nhối, phức tạp không những cho các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn nhiều người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa được giải quyết chế độ do đơn vị còn nợ BHXH. Từ năm 2006 đến nay, do áp dụng nhiều biện pháp từ vận động, tuyên truyền, đến tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH của hệ thống BHXH Việt Nam và các cấp, các ngành, đặc biệt vai trị lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, nên nợ BHXH giảm dần: năm 2006 nợ 1.435 tỷ đồng, tương ứng với gần 1,1 tháng; năm 2008 nợ 2.141 tỷ đồng, tương ứng với 1,02 tháng; năm 2010 nợ 2.471 tỷ đồng, tương ứng với 0,7 tháng.
Kết quả giải quyết nợ phản ánh ở Biểu 2.12 sau:
Biểu 2.12: Tình hình giải quyết nợ tồn đọng BHXH giai đoạn (2006-2010)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Loại hình quản lý Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số nợ 1.435.185 1.637.606 2.140.954 2.308.556 2.471.688 Thực hiện thu nợ 1.377.778 1.591.753 2.098.135 2.269.311 2.434.613
Tỷ lệ thu nợ (%) 96 97,2 98 98,3 98,5
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Qua báo cáo, thống kê, phân loại các đơn vị nợ BHXH chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp ngành xây dựng dân dụng, xây lắp công nghiệp, giao thông cầu đường, ngành dệt may, da giầy với nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sau:
+ Hầu hết do trình độ nhận thức của NLĐ và NSDLĐ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo một số đơn vị cũng chưa đầy đủ về chế độ chính sách BHXH nên chưa chưa tự giác tham gia hoặc chỉ tham gia một số ít cho NLĐ.
+ Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không tiêu thụ được sản phẩm trong lĩnh vực Dệt may, Da giầy. Các doanh nghiệp Xây dựng, Giao thông phụ thuộc vào mức độ thi cơng cơng trình, đơn vị chỉ được thanh tốn khối lượng đã thi cơng hồn thành. Song cũng có những đơn vị xây dựng đã thi cơng xong cơng trình, song bên A kể cả các cơng trình xây dựng từ nguồn vốn NSNN) chưa thanh toán hết.
Các DN thuộc khối xây lắp: Qua khảo sát ở các DN này cho thấy, hầu hết đang ở trong tình trạng sản xuất thua lỗ, thiết bị sản xuất thiếu và không đồng bộ, giá trị tài sản DN không lớn. Do vậy khi sát nhập các DN đang làm ăn có hiệu quả phải gánh chịu các khoản nợ, làm mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, đặc điểm sản xuất của các DN này là sản xuất theo đơn đặt hàng nên đơn vị chỉ được thanh tốn khối lượng đã thi cơng hồn thành, phần vật liệu và các chi phí khác đưa vào thi cơng đơn vị sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn
vay... dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, chính những nguyên nhân trên đã dẫn đến nợ đọng BHXH của các đơn vị này ln ở mức cao.
Tình trạng nợ đọng BHXH đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện kế hoạch thu BHXH. Đồng thời, chính sự nợ đọng đó đã gây khó khăn và thiệt thịi cho một số NLĐ khi giải quyết hưởng chế độ BHXH.