- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
2 Doanh nghiệp ngoài quốc
3.2.3. Tăng cường các biện pháp để phát triển thu bảo hiểm xã hộ
bảo hiểm xã hội
Ngồi việc tăng thu, thì cần đặc biệt coi trọng giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu BHXH, vì thu BHXH ngày càng nhiều thì khả năng an tồn quỹ càng lớn. Việc nuôi dưỡng nguồn thu phải đồng thời có các biện pháp của Nhà nước (hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lương, chính sách việc làm...) với các biện pháp của cơ quan BHXH. Các biện pháp của cơ quan BHXH thực chất là sự tác động trở lại đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, động viên, khuyến khích và tạo nguồn tham gia BHXH. ở một số nước trên thế giới đã sử dụng các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu rất hiệu quả như: Malaixia cho chủ sử dụng lao động và người lao động vay tiền quỹ với lãi xuất ưu đãi để sản xuất kinh doanh; ở Mỹ, hằng năm cơ quan BHXH gửi thư thăm hỏi, động viên tới tất cả những người lao động tham gia BHXH.
Ở nước ta, do đặc điểm về lao động trong độ tuổi ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lại thừa lao động do ngày càng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, lực lượng này bắt đầu tham gia vào thị trường lao động, làm đủ loại việc mà pháp luật khơng cấm để có thu nhập ni chính bản thân và gia đình họ. Theo quy định của Luật BHXH thì lực lượng lao động này thuộc diện gia BHXH bắt buộc, nhưng việc quản lý và thực hiện các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn. Mặt khác đối tượng dơi dư, đã tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu, do chưa muốn nghỉ hưu với mức lương thấp, nên tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, tổ hợp tác, nhưng lại tham gia đối phó, thậm chí đóng BHXH vài tháng rồi ốm để hưởng chế độ ốm đau, tức là không làm việc, nhưng vẫn hưởng đến 65% tiền lương hàng tháng trước khi ốm. Việc quản lý số lao động này, vận động họ tham gia BHXH đang gặp phải những khó khăn từ nhiều phía, kể cả bản thân người lao động trốn tránh đóng BHXH cho chính bản thân mình.
Phát hiện, nuôi dưỡng nguồn thu BHXH là một trong những chủ trương tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Để thực hiện được yêu cầu trên, ngành BHXH chủ động cùng các ngành: Kế hoạch & Đầu tư; LĐTB&XH; Ban Quan lý khu kinh tế và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động liên tịch:
- Đối với ngành Kế hoạch & Đầu tư và Ban Quản lý khu kinh tế: thực hiện trao đổi thơng tin nắm chắc tình hình di biến động của các doanh nghiệp để cơ quan BHXH quản lý đăng ký tham gia BHXH; trước khi trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư hoặc khi thẩm định cấp giấy phép hoạt động đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp bổ sung nội dung điều khoản về thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.
- Đối với ngành LĐTB&XH: tập trung công tác khảo sát thực hiện chính sách lao động, BHXH, đồng thời xây dựng hình thức Phiếu trao đổi
thông tin sau khi khảo sát giữa hai ngành từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo đồng bộ trong quản lý, nắm chắc nguồn thu BHXH và tình hình thực hiện chính sách lao động và BHXH trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Định kỳ hằng tháng, quý cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố thơng báo tình hình thực hiện chính sách BHXH, danh sách các đơn vị vi phạm quy định BHXH, các đơn vị có hoạt động nhưng chưa thực hiện đóng BHXH. Cơ quan LĐTB&XH thơng báo tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị kiểm tra, thanh tra theo đề nghị của cơ quan BHXH.
- Đối với chính quyền, đồn thể địa phương: việc gắn kết với UBND các huyện, thị xã, thành phố và phường xã, giúp cơ quan BHXH kịp thời nắm bắt tình hình biến động của loại hình dân doanh tuy nhiều, nhưng nhỏ, manh mún và khơng ổn định lại khó quản lý.
Để quản lý tốt nguồn thu BHXH phải quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng, tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH. Đây là nội dung quan trọng, như là những tiêu chí bắt buộc người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải tuân thủ đúng theo quy định khi tham gia BHXH và là cơ sở pháp lý khi giao kế hoạch thu BHXH hằng năm của cơ quan có thẩm quyền.
Mức đóng, phương thức đóng và tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH do Nhà nước quy định được thể hiện trong Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật. Mức đóng được tính theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương hoặc tiền công của người lao động và tổng quỹ tiền lương, tiền công của người sử dụng lao động đã được dự tốn vào chi phí quản lý thường xuyên của đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đồn thể, các doanh nghiệp nhà nước và được hạch tốn vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cơ quan BHXH phải dựa trên mức đóng này để tổ chức thu BHXH đảm bảo kịp thời gian, đúng mức và đủ số lượng. Khơng có những quy định về mức đóng thì khơng có căn cứ để đóng BHXH và tránh tuỳ tiện trong việc
thu nộp BHXH; mặt khác từ mức đóng này để tính tốn mức hưởng, tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH đảm bảo tính hợp pháp và cơng bằng trong mối quan hệ giữa đóng góp và thụ hưởng quyền lợi của người lao động.
Theo quy định hiện nay phương thức đóng BHXH bắt buộc theo tháng (trừ một số đối tượng đặc thù hoạt động mùa vụ, hộ cá thể...có thể đóng theo q, sáu tháng) và phải thơng qua chủ sử dụng lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, bao gồm cả phần đóng của đơn vị và phần đóng của người lao động. Quy định phương thức đóng như trên nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động làm công, ăn lương.
Tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH, đó là mức tiền cụ thể tính theo hệ số lương (đối với người hưởng lương từ Ngân sách nhà nước) hoặc mức tiền tuyệt đối của người lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Dựa trên cơ sở này để biết được tổng quỹ tiền lương của người lao động và của đơn vị sử dụng lao động, đây là cơ sở xác định tổng số tiền phải đóng BHXH từng tháng, quý, năm của từng đơn vị và tồn tỉnh.
Để quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng và tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Hằng năm, cơ quan BHXH phải rà sốt lại tồn bộ đối tượng đang tham gia, lập kế hoạch thu chi tiết, thống kê chính xác số lao động phải đóng BHXH theo các mức đóng khác nhau, vì trong thực tế theo quy định chung là đóng 22% trên tiền lương, tiền cơng và có một số đối tượng đóng theo tỷ lệ 16%.
- Cơ quan BHXH địa phương cần phối hợp với các Sở: Tài chính, Nội vụ, LĐTB&XH, các sở quản lý chuyên ngành, Hội doanh nghiệp vừa & nhỏ, đại diện Phòng Thương mại & Cơng nghiệp, Liên minh Hợp tác xã; chính quyền địa phương để nắm chắc danh sách các đơn vị và lao động thụ hưởng lương từ Ngân sách nhà nước; số không hưởng lương từ Ngân sách nhưng được cấp có thẩm quyền phê duyệt trả lương theo thang, bảng lương nhà nước; các đơn vị doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ; việc phân cấp
quản lý bộ máy, tổ chức và cán bộ trên cơ sở đó để kiểm tra, rà sốt thực hiện nâng lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có) để thu BHXH đúng các quy định của Nhà nước.
- Khi có thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất, kinh doanh, giảm chỗ làm việc... phải phối hợp với các ngành chức năng của địa phương xác định nhanh chóng, chính xác thiệt hại để thực hiện việc cho phép tạm dừng đóng BHXH theo đúng các quy định.
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH có ý nghĩa quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu xác định đối tượng, phạm vi, số lượng lao động, mức tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH, thời gian đóng và thời gian được tính hưởng BHXH, xác định về tuổi và thân nhân của người lao động, liên quan trực tiếp cả một quá trình làm việc của người lao động từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng để thực hiện chế độ BHXH cho bản thân người lao động hoặc cho thân nhân họ. Vì vậy, hồ sơ tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải hợp pháp và hợp lệ, người sử dụng lao động phải đảm bảo tư cách pháp nhân theo quy định để lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH. Đây là cơ sở để cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tránh lạm dụng sơ hở để trục lợi BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hưởng BHXH; đồng thời là căn cứ xử phạt đối với người lao động, người sử dụng lao động vi phạm BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chưa đóng, chậm đóng BHXH theo quy định.