Nội dung sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri thu bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 96)

- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH

2 Doanh nghiệp ngoài quốc

3.3.1.2. Nội dung sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hộ

- Về mức đóng BHXH cần tăng dần đến năm 2015 là 29% (người lao động đóng 9%, chủ sử dụng lao động đóng 20%). Đối với các doanh nghiệp mức đóng BHXH hằng tháng khơng căn cứ theo mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động như hiện nay, vì người lao động thường được trả tiền cơng thấp hơn mức lương tối thiểu chung, do áp lực việc làm và đời sống nên dù trả công thấp người lao động vẫn chấp nhận làm việc, thậm chí thực tế có nhiều trường hợp 8-10 năm khơng tăng tiền công. Đối với những trường hợp trên thì tiền cơng, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH phải dựa trên thang bảng lương Nhà nước của cùng loại công việc, nhưng điều chỉnh tăng dần theo thời gian cứ 2-3 năm một lần.

- Nghiên cứu ban hành Luật Tiền lương tối thiểu đối với khu vực sản xuất kinh doanh; quy định nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương hợp lý; thực hiện tốt công tác định mức lao động trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bổ sung, hồn thiện chính sách cho nghỉ hưu sớm đối với cơng nhân một số nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Tăng dần tuổi nghỉ hưu từ năm 2010, mỗi năm thêm 01 tuổi cho đến khi đạt ổn định mức tăng tối đa 05 tuổi (tuổi nghỉ hưu của nam 65 tuổi, nữ 60

tuổi) để đảm bảo cân đối giữa mức đóng và mức hưởng, làm cho nguồn thu phát triển liên tục và bền vững, phù hợp với phát triển kinh tế và mức sống của người lao động, đồng thời khơng gây lãng phí sức lao động.

- Cho phép BHXH Việt Nam được đa dạng hố các hình thức đầu tư trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả; ngoài nội dung cho ngân sách nhà nước và các ngân hàng thương mại vay, quỹ BHXH còn được đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư uỷ thác qua các tập đồn tài chính thế giới nhằm chia sẻ rủi ro và đạt hiệu quả cao.

- Cho phép các đơn vị sử dụng lao động khơng giữ lại 2% trên mức đóng BHXH. Đây là quy định trong Luật BHXH, nhằm chi trả kịp thời chế độ thai sản, ốm đau cho người lao động. Về mặt lý thuyết là tạo thuận lợi cho người lao động, thế nhưng đi vào thực hiện quy định này lại phát sinh nhiều vấn đề lúng túng và khó thực hiện và hiện nay nhiều doanh nghiệp lại "kêu trời" vì điều này, ở Thanh Hóa có tới 99% doanh nghiệp làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH không để lại tỷ lệ này, với nhiều lý do:

+ Doanh nghiệp có nhiều cơng nhân thì số chi lớn, trong khi phần được giữ lại không đủ chi, việc quy định thanh tốn theo tháng, khơng đủ cán bộ chuyên trách, việc làm hồ sơ và sổ theo dõi sức khoẻ công nhân thường bị chậm so với biến động lao động q lớn. Ngay cả doanh nghiệp ít cơng nhân, phần giữ lại 2% chẳng đáng là bao, nếu có phát sinh ốm dau, thai sản thì cũng khơng đủ để chi trả.

+ Doanh nghiệp có tỷ lệ nữ đơng lại càng bất lợi vì ốm đau nhiều, thanh tốn thai sản lớn, doanh nghiệp bức xúc vì họ khơng những khơng được lợi từ việc giữ lại 2% mà cịn bị đủ thứ rắc rối, cơng nhân cũng chẳng được thanh toán chế độ nhanh hơn mà cịn có nguy cơ bị ảnh hưởng đến quyền lợi, ngay cả cơ quan BHXH phải giải quyết thêm một khối lượng không nhỏ công việc.

- Mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với lao động do UBND xã, phường, thị trấn hợp đồng làm công việc quản lý các chợ của xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri thu bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w