- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
2 Doanh nghiệp ngoài quốc
3.2.5.2. Đổi mới phong cách phục vụ
Bước vào thời kỳ phát triển mới, nhiệm vụ đặt ra cho ngành BHXH thách thức đều đang ở phía trước, địi hỏi cơ quan BHXH các cấp phải có nhiều giải pháp cơ bản về công tác tổ chức, bộ máy và cán bộ, trong đó cơng tác nhân sự được đặc biệt quan tâm, vì cán bộ là khâu quyết định. Trước hết, cùng với việc củng cố cơ cấu tổ chức, bộ máy theo lộ trình của BHXH Việt Nam, cần kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và gắn chặt chẽ với đánh giá, sử dụng cán bộ. Chú trọng giáo
dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tinh thần và tác phong phục vụ đối tượng để mỗi cán bộ, cơng chức thực sự u ngành, u nghề, có thái độ phục vụ đúng đắn. Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức, lối sống của cán bộ, cơng chức, viên chức trong ngành, trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn cần phải "xây", đồng thời chỉ rõ những vi phạm thường gặp cần phải "chống" để cán bộ, cơng chức có cơ sở đối chiếu kiểm điểm tự phê bình, tự tu dưỡng và làm cơ sở cho việc giám sát, phê bình, đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; lợi dụng chức quyền, nhiệm vụ, công vụ được giao để tham nhũng.
Thực hiện tự tu dưỡng, rèn luyện theo Tiêu chuẩn chung về đạo đức của cán bộ, công chức ngành BHXH là: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Chấp hành pháp luật, kỷ cương; có thức xây dựng, giữ gìn đồn kết trong cơ quan; trung thực, thẳn thắn trong đấu tranh phê bình, tự phê bình; bảo vệ chân lý, quan điểm của Đảng, khơng chạy theo thành tích; khơng bao che, giấu giếm khuyết điểm. Tích cực cơng tác, học tập có chất lượng và hiệu quả; triệt để thực hành tiết kiệm, biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng nhiệm vụ được giao để vụ lợi, chiếm đoạt của cơng làm của riêng. Nói đi đơi với làm, kiên quyết đấu tranh với lối sống thực dụng, cơ hội, tư tưởng cục bộ, kéo bè, kéo cánh để cầu danh, trục lợi, chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể và quần chúng.
Đối với cán bộ chuyên quản thu BHXH cần phải hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác nhau, vì cơng tác thu BHXH liên quan đến nhiều kiến thức về: lao động, việc làm, tiền lương, tài chính,...hiểu biết nhiều văn bản luật, ngồi Luật BHXH, cịn có các Luật: Lao động, Ngân sách, Dân sự, Doanh nghiệp, Đầu tư, Hành chính... và am hiểu về tổ chức, tính chất hoạt động của các đơn
vị, cơ quan, doanh nghiệp để thu đúng đối tượng, phạm vi, mức đóng, phương thức đóng theo quy định của Chính phủ.
Trong thời gian tới, cần hình thành một hệ thống cán bộ chuyên thu từ tỉnh đến cơ sở, không nên bố trí cơng tác thu BHXH kết hợp với cơng tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT như hiện nay. Đối với BHXH cấp huyện cần thành lập Tổ thu BHXH không kết hợp bố trí kiêm nhiệm, có phụ cấp trách nhiệm đối với Tổ trưởng và Tổ phó; tiến tới thành lập Phịng Thu BHXH cấp huyện. Đối với cơ sở nên bổ sung thêm chức danh chuyên trách cán bộ xã, phường, thị trấn trực tiếp làm công tác BHXH như các chức danh chuyên môn khác.
Tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ nâng cao hiệu quả quản lý thu - chi BHXH.
Thường xuyên mở lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ chuyên mơn. Nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ làm công tác thu BHXH, cán bộ làm công tác BHXH trong các đơn vị sử dụng lao động, thực hành thành thạo và sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, đồng thời cần soạn thảo tài liệu với nội dung cơ bản, dễ sử dụng phù hợp với chương trình đang quản lý. Tập trung tập huấn theo hai nhóm:
Nhóm thứ nhất: Đối với cán bộ làm cơng tác thu BHXH cần được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên, đặc biệt khi có văn bản, chính sách mới, như: Nghị định 12, 01, 86thông tư 21, Nghị định 63, chuyển xếp tiền lương mới, Luật BHXH... Quản lý và sử dụng thành thạo chương trình thu mới trên máy vi tính. Việc trang bị kiến thức thường xuyên giúp cho cán bộ thu vững vàng về nghiệp vụ, vững tin, xử lý những trường hợp cần thiết trong quá trình quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ thu BHXH, giải thích thoả đáng những yêu cầu của đơn vị, hạn chế sức ép cho lãnh đạo.
Nhóm thứ hai: Lực lượng là cán bộ làm cơng tác BHXH trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói chung vẫn cịn yếu và thiếu, việc tổ chức huấn luyện, đào tạo lại chưa triển khai được thường xuyên, việc tự nghiên cứu
văn bản, chế độ chính sách cịn hạn chế. Cơng việc cịn ơm đồm, một người phải làm nhiều việc. Do đó, cần tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn thưòng xuyên về nghiệp vụ BHXH nhất là phổ biến và hướng dẫn chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ, đồng thời hướng dẫn quy trình tập hợp chứng từ, nâng cao nghiệp vụ trong việc lập các biểu mẫu thu BHXH như mẫu danh sách và cách giải quýêt những tình huống phức tạp phát sinh trong nghiệp vụ, những trường hợp mà đơn vị thường vướng mắc trong quá trình lập danh sách quản lý đối tượng, quỹ lương tham gia BHXH. Có nội dung và bài tập tình huống cụ thể để thảo luận và thực hành.
Cuối cùng cần có chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích những cán bộ làm và thực hiện tốt công tác BHXH trong các đơn vị sử dụng lao động. Qua những buổi tập huấn hữu ích sẽ giúp cho quan hệ giữa cơ quan BHXH và đơn vị khăng khít hơn tạo nên sự đồng thuận, phối hợp nhịp nhàng để giải quyết quyền lợi chính đáng cho NLĐ và đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chính sách BHXH.