- Ở BHXH, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh: BHXH
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế
Một là, tình trạng vi phạm Luật BHXH vẫn đang diễn ra hết sức nhức
nhối, trở thành vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, số doanh nghiệp khơng tham gia BHXH cịn khá lớn. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, đến ngày 30/9/2011 có trên 200.000 doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ có trên 120.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH; điều đáng ngạc nhiên hầu hết các doanh nghiệp bị kiểm tra đều vi phạm dù mức độ khác nhau, trong đó có nhiều doanh nghiệp vi phạm trong nhiều năm liền, mặc dù năm nào cũng bị thanh tra "sờ gáy"; có Giám đốc doanh nghiệp nói thẳng: "nếu tham gia BHXH cho cơng nhân thì một tháng bản thân doanh nghiệp mất ít nhất 50 triệu đồng, trong khi cơng nhân lại chẳng biết và chẳng thiết tha gì. Vậy thì cớ gì mà lại tham gia BHXH để mất khoản tiền lớn ấy”. Nhiều doanh nhân, nhất là những người mới bước vào kinh doanh thì cũng cùng chung một quan điểm trên, với họ tiền là trên hết; nên cứ vơ tư vi phạm. Có một thực tế, ở đâu cũng có hiện tượng chủ sử dụng lao động hoặc bản thân người lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Việc trốn tránh nghĩa vụ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như khai báo số lao động ít
hơn số lao động hiện có thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc hoặc khai báo mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức thực trả…có những doanh nghiệp cịn thoả hiệp với người lao động cùng trốn đóng BHXH. Đây là hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Một số doanh nghiệp cịn khấu trừ phần đóng góp của người lao động nhưng lại không nộp cho cơ quan BHXH. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, vi phạm pháp luật BHXH.
Hiện nay còn nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực kinh tế ngồi nhà nước có sử dụng lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, nhưng chưa đăng ký tham gia BHXH. Vấn đề đưa số lao động này vào tham gia BHXH vẫn là vấn đề nổi cộm cần có các biện pháp tháo gỡ.
Hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các
đơn vị, tổ chức, cá nhân khu vực kinh tế ngồi nhà nước cịn nhiều lỏng lẻo, thậm chí bng lỏng; tình trạng doanh nghiệp có đăng ký thành lập, nhưng hoạt động như thế nào, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên thiếu quan tâm sâu sát, bỏ mặc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, trả cơng và thậm chí bóc lột người lao động. Tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho người lao động; nợ nần dây dưa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nước rồi dừng đóng; có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn...một số doanh nghiệp ngồi quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...khơng cịn chủ sở hữu, để lại số nợ BHXH, đẩy người lao động lâm vào tình thế hết sức khó khăn.
Ba là, tình trạng thất thốt nguồn thu BHXH cịn lớn. Việc thất thoát nguồn thu BHXH phổ biến vẫn là việc kê khai khơng đủ số lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc; kê khai tiền cơng tháng đóng BHXH thấp hơn so với tiền công thực lĩnh, nhưng chủ sử dụng lao động tìm mọi cách bao biện
hành vi trên và thực tế khó kiểm sốt. Tình trạng chủ sử dụng lao động trả công cho người lao động chưa tương xứng với sức lao động của công nhân, phần lớn trả tiền công thấp, ép người lao động làm việc. Điều đáng quan tâm ở đây là còn trên 43% lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, nhưng chủ doanh nghiệp chỉ trả tiền công bằng mức lương tối thiểu chung (mức lương này chỉ áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, lao động giản đơn, mơi trường lao động bình thường khơng có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Thực trạng việc trả lương cho người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc của các doanh nghiệp.
* Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH ban hành còn
chậm, chưa đầy đủ, sự phối kết hợp hoạt động của một số cơ quản lý Nhà nước về công tác chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại, cịn có sự phân biệt và thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên cũng làm ảnh hưởng đến việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Chưa quản lý Nhà nước chặt chẽ trong đăng ký hoạt động kinh doanh và việc sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động với cơ quan lao động cũng không bị xử lý.
Thứ hai, nhận thức về BHXH của người sử dụng lao động chưa được
nâng cao, thậm chí cịn hiểu sai lệch, khơng thấy được chính việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động là động lực, chất keo dính giữa doanh nghiệp và người lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thấy hết được vai trị, vị trí, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngồi nhà nước, chưa coi đây là công cụ, biện pháp quản lý của nhà nước đối với khu vực này trong cơ chế thị trường. Tình trạng trốn, nợ BHXH chủ yếu là do một số nguyên nhân sau đây:
- Về phía doanh nghiêp: có những doanh nghiệp khơng hiểu biết hoặc
chưa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH hoặc có doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, nhưng do nhiều khó khăn, họ khơng có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ. Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp khơng xoay xở kịp. Phần lớn doanh nghiệp chưa thích ứng kịp cơ chế thị trường, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, doanh nghiệp khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Số doanh nghiệp còn lại, dù đã nắm vững luật nhưng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm chi phí cho cơng đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hưởng lợi từ việc không phải mất 15% tổng quỹ lương của đơn vị để đóng BHXH cho người lao động hay cố tình trây ỳ để chiếm dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng khơng có trụ sở giao dịch; hoặc thành lập xong không hoạt động hay hoạt động thời gian ngắn rồi giải thể, hoặc có đơn vị đăng ký kinh doanh nhưng khơng có lao động nên khơng có cơ sở để cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH.
- Về phía người lao động: nhận thức về BHXH của mọi người dân
nói chung và NLĐ, NSDLĐ nói riêng cịn bị hạn chế: chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp của BHXH, chưa thấy rõ bản chất ưu việt của BHXH, cịn có nhiều người lầm lẫn giữa BHXH với BHTM, làm một số lượng lớn NLĐ, NSDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng không tự giác tham gia BHXH gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ. Hầu hết NLĐ, NSDLĐ chưa hiểu rõ tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là phải tham gia BHXH để đóng góp vào quỹ BHXH, nguồn lực tài chính quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi
cho NLĐ hưởng các chế độ BHXH, vừa góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Mặt khác, do sức ép việc làm và đời sống, cho dù biết quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình bị xâm phạm, nhưng người lao động không dám đấu tranh.
- Vai trị của cơng đồn, tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động, nhưng ở các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH, đặc biệt trong khu vực ngoài quốc doanh, tổ chức cơng đồn vừa thiếu lại yếu, thậm chí có nơi chưa thành lập tổ chức cơng đồn; tiếng nói của cán bộ cơng đồn kiêm nhiệm chưa đủ sức mạnh buộc doanh nghiệp thực hiện đúng luật, chưa kể cơng đồn cơ sở hoạt động lơ là, tắc trách, mặc kệ doanh nghiệp làm trái luật.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHXH thực hiện chế tài xử phạt còn chưa nghiêm, chưa đủ mạnh và chưa được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành cịn hạn chế. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chế tài xử phạt đã được thực hiện. Song chưa dứt điểm, một số đơn vị thậm chí chấp nhận nộp tiền phạt để chậm nộp BHXH và sử dụng vào mục đích khác, đặc biệt là các đơn vị cố tình vi phạm Luật lao động, khơng thực hiện trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ, nợ đọng dây dưa cần có các biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý kịp thời. Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của NSDLĐ cịn hạn chế, chế tài xử phạt, tính pháp lý chưa cao. Do đó, nhiều NLĐ, NSDLĐ cịn tìm cách né tránh khơng thực hiện BHXH cho NLĐ hoặc cố tình vi phạm luật lao động nhưng không bị xử lý.
Thứ tư, cơng tác dự báo cịn nhiều hạn chế, nhất là dự báo biến động
đối tượng tham gia BHXH khu vực dân doanh. Trong thời gian qua, BHXH các tỉnh, thành phố tuy có tổ chức nhiều hình thức điều tra, khảo sát..., phối hợp với các ngành chức năng, nhằm thống kê, nắm chắc số liệu về lao động
trong độ tuổi có việc làm trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội; xu hướng vận động, phát triển của doanh nghiệp... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển nguồn thu BHXH. Song, do triển khai thiếu đồng bộ và thiếu biên chế trực tiếp làm công tác này, nên việc dự báo khơng được cập nhật liên tục, độ chính xác khơng cao, ảnh hưởng nhiều đến xây dựng kế hoạch thu hằng năm cũng như kế hoạch của những năm tiếp theo; do vậy cơng tác thu BHXH của BHXH tỉnh, thành phố cịn bị động, thực tế không theo kịp với nhịp độ phát triển phong phú, đa dạng của doanh nghiệp.
Bên cạnh các ngun nhân trên, cịn có nguyên nhân sâu xa là do thị trường lao động nước ta chưa thực sự linh hoạt, đồng bộ với các các thị trường khác, dẫn đến mất cân đối cung - cầu về lao động, gây ra tình trạng thiếu việc làm, thu nhập của người lao động thấp, không ổn định làm ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH.
Thứ năm, công tác tổ chức cán bộ, cán bộ làm công tác BHXH trong
ngành BHXH cịn yếu và thiếu: trình độ của CBCCVC trong hệ thống BHXH nói chung cịn bất cập; một bộ phận cán bộ trong ngành còn thụ động chưa thực sự năng động xuống cơ sở nắm bắt đối tượng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Phương pháp làm việc cịn hạn chế, hành chính, cứng nhắc chưa đạt mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người lao động. Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính, thụ động sang tác phong phục vụ còn chậm, hiệu quả chưa cao chưa đồng đều tồn ngành, có nơi cịn gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Một số ít cán bộ cịn có thái độ cửa quyền, chưa thật sự phục vụ đối tượng chu đáo, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Số cán bộ làm cơng tác thu từ thành phố tới quận huyện cịn thiếu điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ trong việc tun truyền giải thích chế độ chính sách BHXH, vận động người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH. Đồng thời việc đơn đốc, quản lý tình hình di biến động lao động, tăng giảm quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp chưa được kịp thời trong khi phải hoàn thành số tiền thu BHXH lớn.
Việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH cịn một số hạn chế, chưa có giải pháp tích cực để chống tình trạng chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng BHXH. Các chế tài chưa đủ mạnh để xử lý vi phạm: tình trạng nợ đọng dây dưa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến trong các năm qua vẫn tồn tại kéo dài và có xu hướng tăng, chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết số nợ này, có đơn vị nợ phải phải treo nhiều năm, nhiều doanh nghiệp cịn trây ỳ, nợ đọng, trốn đóng BHXH cho NLĐ. Đặc biệt số tiền BHXH nợ chủ yếu của các doanh nghiệp NQD, các đơn vị thuộc khối xây dựng, giao thông cầu đường, may mặc, giầy da lên đến nhiều tỷ đồng. Chức năng kiểm tra, xử lý đối với những vi phạm chính sách BHXH của NSDLĐ cịn bị hạn chế, tính pháp lý chưa cao nên nhiều NSDLĐ tìm cách né tránh không nộp BHXH cho NLĐ, nợ đọng BHXH với thời gian dài nhưng không bị xử lý.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền chưa được coi trọng cịn nặng tính
hình thức, hành chính, chưa sát cơ sở, sát NLĐ vì vậy cịn nhiều hạn chế, chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy DNNQD tham gia BHXH. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ và cơng tác quản lý nói chung. Cơng tác thơng tin tun truyền về BHXH còn chưa được quan tâm đúng mức. BHXH các tỉnh, thành phố chưa có phịng tuyên truyền, cán bộ làm công tác tuyên truyền đa số là kiêm nhiệm, thuộc biên chế của Phòng Tổ chức hành chính. Mặt khác, kinh phí dành cho thơng tin, tuyên truyền cịn q hạn hẹp. Do vậy, các chương trình thơng tin, tun truyền cịn rất ít, hình thức thiếu hấp dẫn, nội dung đơn điệu do vậy thiếu sự hấp dẫn với độc giả đặc biệt là người lao động, người sử dụng lao động.
Chương 3