Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trị đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số của cả nước, nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 34,9% dự án nước ngồi. Vào năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh cĩ 4.344.000 lao động, trong đĩ 139.000 người ngồi độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006. Quy mơ kinh tế Thành phố năm 2010 tăng 1,7 lần so với 2005, GDP bình quân đầu người 2800USD/năm, gấp 1,68 lần năm 2005, trong khi cả nước là 1068.
Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nơng nghiệp, cơng nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của Thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngồi quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 51,1%, phần cịn lại, cơng nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến cuối 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố ước đạt 21 tỷ USD, nếu trừ dầu thơ đạt khoảng 16,21 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2009. Số các mặt hàng chiến lược cĩ mức tăng trưởng cao là nhĩm hàng nơng, lâm, thủy, hải sản (tăng 29%). Trong đĩ, gạo đạt trên 1,6 tỷ USD kim ngạch (tăng 8%); cà phê đạt 623 triệu USD (tăng hơn 81%); cao su 496 triệu USD (tăng 143%). Nhĩm hàng cơng nghiệp cũng tăng trưởng hơn 10%. Trong đĩ hàng may mặc đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD (tăng 20%); giày dép gần 1,2 tỷ USD (tăng 21%); máy tính, sản phẩm điện tử đạt 499 triệu USD (tăng 27%).
Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, Thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Ngành cơng nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cơng nghệ cao, cĩ hiệu quả kinh tế hơn [9, tr.27].
Về thương mại, thành phố Hồ Chí Minh cĩ một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trị quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đơ Hà Nội.
Tuy vậy, nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khĩ khăn. Tồn Thành phố chỉ cĩ hơn 10% cơ sở cơng nghiệp cĩ trình độ cơng nghệ hiện đại. Trong đĩ, cĩ 21/212 (9,9%) cơ sở ngành dệt may, 4/40 (10%) cơ sở ngành da giày, 6/68 (8,%) cơ sở ngành hĩa chất, 14/144 (9,7%) cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 (18,7%) cơ sở cao su nhựa, 5/46 (10,8%) cơ sở chế tạo máy... cĩ trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của Thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khĩ khăn cho nền kinh tế [9, tr.8].