Để hoạt động DVVL có hiệu quả và được quản lý, kiểm soát nhằm hướng đến tác động phát triển kinh tế-xã hội cần có điều kiện nhất định, đó là:
+ Có khung pháp lý rõ ràng điều chỉnh hoạt động DVVL.
+ Có chính sách phát triển các cơ sở DVVL, nhất là cơ sở DVVL công. Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, điều kiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động.
+ Tổ chức quản lý theo hệ thống hoặc theo địa giới hành chính, nhưng có điều kiện để liên kết thu thập, phân tích, cung cấp thơng tin, chia sẻ thơng tin hỗ trợ người lao động. Tạo điều kiện người lao động, người sử dụng lao động đến một điểm DVVL nào trên địa bàn cũng có thể tiếp cận đầy đủ thơng tin và các dịch vụ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, họ có thể nhanh chóng gặp nhau thuận về việc làm.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNGTRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM
1.2.1. Nước ngoài
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
- DVVL ở Trung Quốc
Từ năm 1959 đến năm 1980, Trung Quốc thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên khơng có quan niệm thất nghiệp, do đó khơng có tổ chức DVVL.
Từ năm 1980, Trung Quốc đổi mới nền kinh tế, chuyến sang nên kinh tế thị trường, từ đó xuất hiện các cơ sở DVVL và từ năm 1990 hệ thống DVVL ngày càng hoàn thiện và đến nay tất cả các địa phương đều có hệ thống DVVL.
+ DVVL ở Trung Quốc được tổ chức theo loại hình cơng lập và tư nhân, đồn thể. DVVL cơng chiếm gần 53% và DVVL tư và tổ chức đoàn thể chiếm 47%. Các phường hiện nay đều có cán bộ phụ trách thống kê lao động và DVVL. DVVL công là tổ chức sự nghiệp được tổ chức theo 3 cấp quản lý, đó là cấp tỉnh/thành phố, cấp quận/huyện, cấp xã/phường và phục vụ ở 4 cấp, tức ở các tổ dân phố có điểm dịch vụ việc làm của cấp xã/ phường trên địa bàn.
+ Hệ thống DVVL không tổ chức quản lý theo hệ thống dọc mà tổ chức quản lý theo đơn vị hành chính. Đơn vị DVVL hành chính cấp trên hướng dẫn DVVL cấp dưới. Các Trung tâm DVVL cấp trên hỗ trợ về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho DVVL đơn vị hành chính cấp dưới.
+ DVVL cơng ở Trung Quốc do Nhà nước từng cấp thành lập, đầu tư và cấp kinh phí cho tồn bộ các hoạt động thường xun. Sở Lao động và An sinh xã hội thành lập các cơ sở DVVL thuộc tỉnh/thành phố và các quận, huyện thành lập các cơ sở DVVL thuộc quận, huyện. Riêng thành phố Bắc Kinh có 558 cơ sở DVVL, trong đó có 295 cơ sở DVVL cơng. Các cơ sở DVVL công không thu phí dịch vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, tuỳ địa phương cũng có quy định thu phí đối với lao động khơng có hộ khẩu tại địa phương khi sử dụng dịch vụ của cơ sở DVVL công.
DVVL cơng ngồi nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm như các DVVL công ở Việt Nam. Thông tin thị trường lao động được tổ chức thực hiện như cơ quan thống kê về lao động, gồm: thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá thị trường lao động và được nối mạng toàn hệ thống đến cả các điểm DVVL cấp xã/phường. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ khâu tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, đến việc tổ chức chi trả các chế độ cho người lao động. Là đầu mối thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm và tìm việc làm như: tổ chức đào tạo khởi sự doanh
nghiệp, tổ chức đào tạo cho lao động thất nghiệp, lao động xã hội khác… riêng DVVL cấp tỉnh/thành phố còn tổ chức đào tạo cho người vào làm việc tại các đơn vị DVVL.
+ DVVL tư, Nhà nước quy định các điều kiện hoạt động, có các tiêu chí đáp ứng u cầu mới được cấp phép hoạt động, như vốn tương ứng 10 vạn nhân dân tệ, diện tích văn phịng trên 100m2, có ít nhất 3 cán bộ được đào tạo nghiệp vụ do Sở Lao động và An sinh xã hội đào tạo và cấp giấy chứng nhận. Thời hạn cấp giấy phép hoạt động là một năm, nếu hoạt động tốt được tiếp tục gia hạn. DVVL của các tổ chức chính trị- xã hội được thành lập theo quy định đối với DVVL tư. Các DVVL tư hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải. Tuy nhiên, các trung tâm được hưởng dịch vụ từ DVVL công chi trả khi thực hiện các dịch vụ đối với người lao động có hộ khẩu trên địa bàn: như tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo lao động thuộc đối tượng các chương trình do Nhà nước các cấp ban hành.
Nhìn chung DVVL tư nguồn thu dịch vụ chủ yếu thu phí dịch vụ từ DVVL đặt hàng hoặc tổ chức thực hiện các dịch vụ cho người lao động thuộc đối tượng chương trình do DVVL cơng đảm nhận đặt hàng thực hiện.