- Bài học kinh nghiệm
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc DVVL ở Hàn Quốc
- DVVL ở Hàn Quốc
+ Trước khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nền kinh tế Hàn Quốc tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp. Việc tìm kiếm việc làm cho người lao động do phịng An tồn việc làm của cơ quan lao động địa phương đảm nhận, đến năm 1998 thành lập Trung tâm an toàn việc làm, tập trung vào việc thực hiện các chính sách thất nghiệp.
+ Nhưng sau khủng hoảng Hàn Quốc có chính sách thị trường lao động chủ động nhằm đối phó bởi mơi trường việc làm biến đổi sau khủng hoảng.
Năm 2000 Hàn Quốc mở rộng Trung tâm an toàn việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và năm 2005 thúc đẩy phát triển DVVL cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh hơn theo tiêu chuẩn các nước phát triển và hỗ trợ DVVL tư hoạt động.
Trên cơ sở định hướng đẩy mạnh DVVL công, nâng cao DVVL tư, DVVL công ở Hàn Quốc được Nhà nước thành lập, đầu tư và cấp kinh phí hoạt động, đối với DVVL tư được Nhà nước uỷ thác thực hiện tìm việc cho người lao động có trình độ thấp hoặc lao động đặc thù.
Trong tổng số 84 cơ sở DVVL công hoạt động hỗ trợ người lao động tìm việc làm, có 6 Trung tâm cấp khu vực là đầu mối điều phối hoạt động khu vực và là đầu mối kết nối thông tin với viện thơng tin. Các cơ sở DVVL khu vực ngồi nhiệm vụ trên cũng thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ như các DVVL khác. Ở Hàn Quốc đa dạng hố kênh cung cấp thơng tin, thông tin được liên kết tập trung và mở rộng việc cung cấp thông tin từ xa thông qua mạng điện thoại, internet đáp ứng nhu cầu người sử dụng dịch vụ, nhất là hỗ trợ việc làm theo đặc tính của cá nhân người lao động.
+ Việc nâng cao năng lực và đổi mới cấu trúc trung tâm hỗ trợ việc làm thông qua việc đào tạo cán bộ, chế độ tuyển dụng và chính sách tiền lương, thưởng phạt
- Bài học kinh nghiệm
+ DVVL công được quy hoạch và đầu tư trong thời gian ngắn, từ năm 2005 đến nay tương đối hồn chỉnh. Mổi vùng có Trung tâm khu vực điều phối hoạt động hệ thống trong phạm vi khu vực và là đầu mối nối với thông tin với cơ quan quản lý lao động trung ương. Chúng ta có thể vận dụng tiến hành quy hoạch và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để thời gian ngắn có thể có hệ thống DVVL trên địa bàn hồn chỉnh. Đối với thành phố Đà
Nẵng phạm vi hẹp, tổ chức các trung tâm khu vực nhưng là đầu mối mà đều là vệ tinh của trung tâm cấp thành phố.
+ Các trung tâm cần được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Mơ hình hoạt động thống nhất, từ các khu vực tư vấn, khu vực tư vấn cá nhân, khu vực tư vấn tập thể, khu vực để người lao động tiếp cận thông tin. Việc cung cấp thơng tin được đa dạng hố các kênh cung cấp, áp dụng kênh tư vấn, giới thiệu việc làm tại chỗ, qua điện thoại, internet như dịch vụ 1080 là phù hợp tạo điều kiện người lao động tiếp cận được thông tin và được tư vấn hỗ trợ từ xa.
+ Cán bộ làm việc các cơ sở DVVL được đào tạo và có chính sách đãi ngộ phù hợp, nhằm phát huy tối đa tiềm năng hỗ trợ người lao động nhanh chóng tìm được việc làm.