Về số lượng và cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 44 - 49)

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đà Nẵng đã chú trọng khuyến khích đầu tư trong nước cũng như đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho người lao động có việc làm, chú trọng khuyến khích phát triển doanh nghiệp dân doanh, ban hành chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm ở khu vực phi chính thức thơng qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn, khôi phục các ngành tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nông thôn đặc biệt là ở những vùng bị thu hồi đất nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã tạo nhiều việc làm mới cho người lao động, làm tiền đề để phát triển thị trường lao động địa phương (bảng 2.7).

Bảng 2.7: Tăng trưởng GDP và lao động giải quyết việc làm 2006 -2010 Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2010 T/độtăngtrưởng 2006-2010 (%) Tổng GDP (Giá s/sánh) Tỷđồng 6.776,1 7.658,9 10.952 12,75

- GDP công nghiệp - xây dựng '' 3.248,4 3.657,2 5.405 11,00

- GDP dịch vụ '' 3.194,2 3.654,9 5.145 14,30

- GDP thủy sản - nông - lâm '' 333,5 346,8 402 1,50

Số lao động được giải

quyết việc làm (người) Người 33.185 33.107 30.324 > 33.000

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà nẵng đến năm 2020.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 12,75% năm. Trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 11%; dịch vụ tăng 14,3%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,5%. Cùng với tăng trưởng GDP, số lao động được tạo việc làm hàng năm cũng tăng lên. Bình quân trong giai đoạn 2005 - 2009, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 33 ngàn lao động.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Khu vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm mạnh; năm 2006 tỷ trọng kinh tế khu vực này chiếm 4,3% tổng sản phẩm xã hội, đến năm 2010 giảm cịn 3,40%. Trong khi đó khu vực dịch vụ chiếm gần 50% (bảng 2.7).

Bảng 2.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

trong các khu vực kinh tế ở TP Đà Nẵng

Đơn vị

tính 2006 2007 2010 Ghi chú

Cơ cấu kinh tế:

Nông nghiệp, lâm nghiệp;

thuỷ sản % 4,30 4,10 3,40

Công nghiệp - Xây dựng % 46,10 46,80 47,50

Dịch vụ % 49,60 49,10 49,10

Cơ cấu lao động:

Nông nghiệp, lâm nghiệp;

thuỷ sản % 12,95 10,97 9,54

Công nghiệp - Xây dựng % 31,26 31,25 33,07

Dịch vụ % 55,79 57,78 57,39

- Sở Lao dộng-Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2006 là 31,26% đến năm 2010 tăng lên 33,07%. Tương tự, tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng lên 57,39%. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm nhanh từ 12,95% năm 2006 xuống cịn 9,54% năm 2010.

Có thể nói điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với sự chuyển động đô thị hố, chỉnh trang đơ thị của thành phố tạo đà, tạo khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực với tốc độ cao. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hội nhập, sự chuyển động của cơ chế thị trường gắn kết với sự chuyển đổi cơ cấu lao động khơng ngừng biến đổi. DVVL góp phần phân bố và sử dụng lao động hợp lý, nên DVVL ln vẫn là nóng bỏng vừa thuận lợi, vừa thách thức trong hoạt động hỗ trợ người tìm việc.

2.2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐĐÀ NẴNG ĐÀ NẴNG

2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển dịch vụ việc làm trên địabàn thành phố Đà Nẵng bàn thành phố Đà Nẵng

2.2.1.1. Từ năm 1997 - 2005

- Sau khi có Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm trong thời gian đến, các tổ chức DVVL từng bước được thành lập.

Năm 1997, thành phố Đà Nẵng chia tách hình thành đơn vị hành chính mới trở thành thành phố trực thuộc trung ương, chỉ có các đơn vị DVVL cơng do địa phương và các tổ chức đoàn thể hội thành lập hoạt động. Gồm các đơn vị trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên đồn Lao động thành phố,

Ban quản lý các khu cơng nghiệp và chế xuất, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố, Hội liên hiệp thanh niên thành phố, Quân khu V hoạt động trên địa bàn.

Bảng 2.9: Mạng lưới các Trung tâm DVVL năm 1997

TT Tên trung tâm Cơ quan quản lý Địa chỉ

1 Trung tâm DVVL việc làm ĐàNẵng Nẵng

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

21 Phan Châu Trinh Trinh

2 Trung tâm DVVL Các khu côngnghiệp và Chế xuất nghiệp và Chế xuất

Ban quản lý Các khu công nghiệp và Chế xuất

Khu cơng nghiệp Hồ Khánh 3 Trung tâm DVVL Thanh niên Hội Liên hiệp Thanh

niên

30 Bạch Đằng4 Trung tâm DVVL phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ 02 Phan 4 Trung tâm DVVL phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ 02 Phan

Châu trinh 5 Trung tâm DVVL Quân khu V Quân khu V 5 Lê Đình Lý 6 Trung tâm Dịch vụ việc làm Liên

đoàn lao động (do chưa được đổi tên)

Liên đoàn Lao động thành phố

02 Đường Cách Mạng Cách Mạng tháng 8

Nguồn: Báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hộinăm 1998

Hoạt động DVVL công giai đoạn này tập trung chủ yếu cho công tác đào tạo nghề ngắn hạn để giới thiệu cho các đơn vị đầu tư các khu công nghiệp và trên địa bàn thành phố và nghề may cơng nghiệp chiếm số lượng lớn. Bên cạnh đó, các đơn vị tư nhân cũng có một số hoạt động mơi giới việc làm cho người lao động, tuy nhiên chưa được quản lý nên có hiện tượng tiêu cực xảy ra ảnh hưởng đến người lao động tìm việc làm.

2.2.1.2. Từ năm 2005 đến nay

Qua quá trình hoạt động, hệ thống DVVL và một số hoạt động cung cấp dịch vụ cho người lao động tìm việc được phát triển. Năm 2005, Chính phủ mở rộng hệ thống DVVL phát triển cả khu vực công lẫn khu vực tư. Cụ thể là các doanh nghiệp được phép hoạt động giới thiệu việc làm với những điều kiện quy định nhất định mới được phép hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động trên đường tìm việc.

Tính đến ngày 28/2/2005, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 5 đơn vị DVVL cơng và 47 doanh nghiệp có hoạt động giới thiệu việc làm. Các đơn vị DVVL công, gồm: Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương

binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việcc làm các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng, Trung tâm Dịch vụ việc làm Phụ nữ Đà Nẵng thuộc Hội liên hiệp phụ nữ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Liên đoàn lao động Đà Nẵng và Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm thanh niên thuộc Hội Liên hiệp thanh niên thành phố.

Thực hiện Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phổ biến, hướng dẫn về điều kiện, thủ tục thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm và thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp.

- Về các Trung tâm giới thiệu việc làm UBND thành phố đã có quyết định thành lập lại hai trung tâm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố và Ban quản lý Các khu công nghiệp và Chế xuất. Đối với 3 Trung tâm hoạt động giới thiệu việc làm do Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động và Đoàn thanh niên thành phố quản lý, Sở đã tiếp nhận, thẩm định các hồ sơ thành lập và đã trình UBND thành phố ra văn bản chấp thuận thành lập. Tuy nhiên, chỉ có Trung tâm giới thiệu việc làm Liên đồn lao động thành phố Đà Nẵng có quyết định được thành lập lại của Tổng liên đoàn lao động. Trung tâm dịch vụ việc làm phụ nữ Đà Nẵng và Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Đà Nẵng vẫn chưa được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ và Trung ương Đoàn TNCSHCM ra quyết định thành lập, 2 Trung tâm này chưa thành lập lại theo quy định của Nghị định 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

- Về các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm, số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 19/2005//NĐ-CP được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm chỉ còn lại 12 doanh nghiệp, giảm 35 doanh nghiệp so với thời điểm 28/2/2005,

Năm 2008 giảm còn 7 doanh nghiệp và năm 2009 còn 4 doanh nghiệp và đến tháng 5/2010 giảm xuống còn 3 doanh nghiệp đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm.

Số lượng doanh nghiệp có hoạt động giới thiệu việc làm ngày càng giảm, nguyên nhân do các doanh nghiệp không hội đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động GTVL. Mặt khác hoạt động DVVL công được phát triển và hỗ trợ tích cực người lao động và khơng thu phí, nhất là khi Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng được đầu tư tổ chức giao dịch việc làm định kỳ. Số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động GTVL, nhưng trong quá trình hoạt động giảm dần lao động tìm việc qua dịch vụ các doanh nghiệp, nên tính hiệu quả cũng giảm, nên không tiến hành lập thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động tiếp GTVL.

2.2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ việc làm

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w