Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 62)

- Các đơn vị khác

4 Số người được dạy nghề 2.995 2.989 2.916 3.086 3

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động DVVL cũng còn những bất cập cần khắc phục nhằm tạo thành hoạt động có hệ hệ thống, nâng cao chất lượng cung cấp thơng tin hỗ trợ người tìm việc và việc làm.

- Cơ chế chính sách đã ban hành nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt việc đầu tư hỗ trợ các cơ sở DVVL công phát triển nhằm hoạt động hướng đến mục tiêu hỗ trợ người lao động yếu thế, lao động đăng ký thất nghiệp trong quá trình chun đổi, đơ thị hố …Các quy định chế tài trong lừa đảo trong hoạt động DVVL chưa đầy đủ và nghiêm minh.

- Việc quy hoạch hệ thống DVVL trên địa bàn nói riêng và quy hoạch chung của tồn quốc chưa được quan tâm, nên định hướng phát triển thiếu cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, nguồn tài chính mặc dù theo quy định khi thành lập phải đảm bảo điều kiện cho hoạt động DVVL công, nhưng chưa được quan tâm.

- Đà Nẵng là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung điểm đến của lao động trong khu vực. Hàng năm số người tìm việc làm trên địa bàn có

40% lao động từ các địa phương khác đến, nhưng phần lớn là lao động phổ thông là sức ép cho hoạt động cung cấp dịch vụ việc làm hỗ trợ người lao động trong trên đường tìm việc.

- Qui trình hỗ trợ người lao động về kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, hệ thống dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu, đồng thời chương trình dạy chưa gắn với doanh nghiệp.

- Hoạt động giới thiệu việc làm chưa thành hệ thống nên việc hỗ trợ chưa được tổ chức tốt, thông tin thị trường lao động chưa được cung cấp một cách đầy đủ, thiếu khả năng dự báo cung- cầu lao động nhằm tạo điều kiện giảm thiểu mất cân bằng cung - cầu trên thị trường.

- Sự gắn kết giữa các cơ sở DVVL cơng nói riêng và các cơ sở DVVL trên địa bàn nói chung chưa có cơ chế phối hợp, nên việc thu thập, cung cấp thông tin hỗ trợ người lao động phân tán. Chưa tạo điểm đến duy nhất cho người cho người lao động khi đi tìm việc, người lao động phải tiếp cận hầu hết các cơ sở DVVL mới có thể chọn lựa so sánh cơ hội việc làm hiện có phù hợp năng lực để tham gia.

- Nhìn chung nhận thức về mục đích, tính chất của hoạt động DVVL nói chung và DVVL cơng nói riêng chưa được thống nhất nên thiên về giao tự trang trải tài chính trong hoạt động. Ngân sách chỉ hỗ trợ một phần nên DVVL chưa phát huy được năng lực hỗ trợ phần lớn người lao động yếu thế, người thất nghiệp, người chưa có việc làm trong quá trình tìm việc.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w