Nhóm thứ nhất, quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống dịch vụ việc làm trên địa bàn phù hợp với vai trò của Đà Nẵng đối với vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 72 - 77)

- Các đơn vị khác

4 Số người được dạy nghề 2.995 2.989 2.916 3.086 3

3.2.1. Nhóm thứ nhất, quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống dịch vụ việc làm trên địa bàn phù hợp với vai trò của Đà Nẵng đối với vùng kinh tế

làm trên địa bàn phù hợp với vai trò của Đà Nẵng đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hệ thống DVVL được hình thành và phát triển là xu thế tất yếu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước trong việc phát triển thị trường lao động, hỗ trợ người lao động gia nhập thị trường lao động tích cực, thơng qua cơ chế, chính sách có bước đi và phát triển có hệ thống

Trong thời gian qua, dù địa bàn thành phố Đà Nẵng có quy mơ nhỏ, nhưng khi có Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về Chủ trương, phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm trong thời gian tới, từ 1 đơn vị thí điểm được triển khai, đến nay có 5 đơn vị DVVL tên địa bàn thành phố, ngồi ra có các trường, doanh nghiệp tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm tạo thành mạng lưới DVVL và từng bước khẳng định được vai trò của DVVL trong TTLĐ.

Trong quá trình hình thành, phát triển và hoạt động, do điều kiện kinh tế-xã hội và thiếu kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nên hệ thống DVVL còn nhiều hạn chế và tồn tại.

Việc đánh giá thực trạng, xác định vai trò DVVL, định hướng phát triển của hệ thống DVVL và hệ thống DVVL công trong quy hoạch phát triển hệ thống DVVL, vừa như một chính sách tác động phát triển thị trường lao động, không những trên địa bàn thành phố mà liên quan sự phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế trên địa bàn và khu vực. Đồng thời giúp cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách, cơ chế và giải pháp phù hợp cho sự phát triển chung của hệ thống DVVL. Vì vậy để phát triển hệ thống DVVL có hệ thống trước hết cần phải quy hoạch phát triển hệ thống DVVL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Quy hoạch đảm bảo được tính kế thừa, phù hợp với sự đầu tư của ngân sách của xã hội mới đảm bảo được sự phát triển có hiệu quả và bền vững. Quy hoạch thể hiện hiện sự đầu tư từ ngân sách nâng cao năng lực hệ thống DVVL công và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hoạt động DVVL.

- Quy hoạch phát triển đáp ứng các mục tiêu mục tiêu:

Thứ nhất: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống DVVL trên địa bàn đáp

ứng nhu cầu phát triển của TTLĐ. Nâng cao năng lực hoạt động DVVL cơng một cách tồn diện về tư vấn, chắp nối giới thiệu việc làm; tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, các cơ quan liên quan và người lao động. Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động DVVL cùng DVVL cơng hình thành mạng lưới hỗ trợ người lao động tìm việc làm theo hướng tích cực.

Thứ hai: Tạo điều kiện người lao động lao động tiếp cận dịch vụ một

tốt nhất, tạo một điểm dừng người lao động có thể tiếp cận được mọi thơng tin, rút ngắn và giảm thiểu thời gian tìm việc của người lao động. Người sử dụng lao động kịp thời tuyển được lao động phù hợp phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống DVVL gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố, gắn với quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; định hướng Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2015 của Chính phủ; Nghị định 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ để xác định số lượng đơn vị DVVL công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng phân bố đều ở các khu vực hỗ trợ người lao động tiếp cận DVVL được thuận lợi.

+ Đối với hệ thống DVVL cơng, địa bàn thành phố Đà Nẵng có quy mơ nhỏ, nên tổ chức hệ thống DVVL công thuộc ngành Lao động -Thương binh

và Xã hội gắn với việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở các khu vực Hịa Vang - Cẩm Lệ, Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn và Hải Châu -Thanh Khê . Đối với các đơn vị DVVL các tổ chức đồn thể, hội đề nghị có thể chuyển sang hoạt động như doanh nghiệp hoạt động DVVL.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động DVVL

Thực hiện việc đánh giá, rà soát cấp phép lại hoặc cấp mới cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm theo quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP nhưng phù hợp với quy mô không gian thành phố và nhu cầu của các khu vực vừa động viên nguồn lực từ các thành phần khác, vừa đảm bảo hoạt động tích cực phù hợp nhu cầu đa dạng của người lao động.

3.2.2. Nhóm thứ hai, hỗ trợ, phát triển có trọng tâm, trọng điểm hệ

thống dịch vụ việc làm. Đối với các cơ sở dịch vụ việc làm công mở rộng chức năng, nhiệm vụ và tăng cường đầu tư các nguồn lực

Hệ thống DVVL cũng như từng trung tâm, muốn nâng cao năng lực hoạt động cần được đầu tư từ cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị đồng bộ. Nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công việc và thu thập, phân tích, cung cấp thơng tin thị trường lao động, cũng như đầu tư cho con người.

Ở một số nước DVVL phát triển các cơ sở DVVL được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất hiện đại. Hoạt động mang tính chun nghiệp và ứng dụng cơng nghệ thông tin ở hầu hết các bước cơng việc, nên việc lưu giữ, tìm kiếm, hỗ trợ người lao động hướng đến đáp ứng nhu cầu cá nhân người lao động trên đường tìm việc một cách thuận lợi.

Ở nước ta giai đoạn thời gian qua được quan tâm Nhà nước đã bố trí nguồn vốn từ CTMTQG về việc làm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị DVVL công, thông qua Dự án phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, đầu tư dàn trải và chưa đồng bộ, chưa tạo động lực DVVL phát triển, nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư cũng như tạo được hệ thống DVVL trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Có thể khẳng định điều kiện cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực hoạt động DVVL và hệ thống DVVL.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với khả năng ngân sách và xã hội trong sự phát triển chung, tránh đầu tư dàn trải thiếu đồng bộ, gây lãng phí. Ngồi nguồn vốn từ Dự án phát triển thị trường lao động của Trung ương, địa phương cấn đối ngân sách đầu tư cơ sở DVVL công các khu vực đủ điều kiện kết nối với trung tâm cấp thành phố và trung tâm quy mơ vùng.

+ Đầu tư hồn thiện hệ thống DVVL trên địa bàn gắn với vùng, đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ thị trường lao động phát triển.

+ Đầu tư cơ sở DVVL các khu vực trên địa bàn đủ điều kiện và năng lực hoạt động tất cả các lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, thông tin thị trường lao động.

+ Đầu tư phải có lộ trình: Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố thông qua Dự án phát triển thị trường lao động, được đầu tư những năm qua, tuy chưa hiện đại nhưng cơ bản có điều kiện hoạt động. Các trung tâm thuộc Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp thanh niên cơ sở vật chất còn yếu kém, hơn nữa các đơn vị này đều tập trung ơ khu vực trung tâm thành phố.

Trước tiên trong năm 2011, chọn địa điểm hình thành cơ sở DVVL cơng trực thuộc trung tâm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại các khu vực Cẩm Lệ - Hồ Vang, năm 2012 hình thành cơ sở DVVL cơng khu vực Ngủ Hành Sơn- Sơn Trà để đến 2013 cùng với trung tâm chính hiện nay ở khu vực Hải Châu-Thanh khê và trung tâm quy mô vùng khu vực Liên Chiểu đang được xây dựng tạo thành hệ thống DVVL đồng bộ trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường nâng cao hoạt động tư vấn, thông tin thị trường lao động, giao thêm nhiệm vụ dự báo thông tin thị trường lao động.

Hiện nay các đơn vị DVVL đều tổ chức hoạt động các lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực giới thiệu việc làm cho người lao động là quan tâm hơn. Các lĩnh vực tư vấn, thông tin và dự báo thị trường lao động chưa có điều kiện hoặc năng lực còn yếu, đầu tư tập trung phát triển các lĩnh vực theo hướng:

+ Đầu tư tổ chức hoạt động tư vấn đủ điều kiện tổ chức tư vấn theo chun đề bằng nhiều hình thức, trong đó mở rộng hình thức tư vấn qua điện thoại phục vụ đại đa số đối tượng lao động, người lao động có thể tiếp cận thông tin một cách thuận lợi trước khi đến các cơ sở DVVL

+ Đầu tư tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động nối mạng đến tất cả các cơ sở DVVL các khu vực gắn với việc xây dựng chương trình phần mềm thống nhất được cập nhật và cung cấp thông tin. Đầu tư tổ chức công tác dự báo thị trường lao động nhằm dự báo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng sự biến đổi của thị trường lao động trong ngắn hạn cũng như dài hạn

+ Đầu tư các cơ sở DVVL đủ điều kiện cùng để tổ chức giao dịch việc làm định kỳ trên địa bàn cùng một thời gian tại trung tâm chính và cơ sở các khu vực, tạo điều kiện người lao động đến tại một điểm nhưng có thể tiếp cận thông tin và chỗ việc làm trống trên địa bàn.

Về doanh nghiệp hoạt động DVVL từng bước chuẩn hoá nâng cao năng lực phục vụ, đủ điều kiện chia sẻ thông tin từ hệ thống DVVL cơng trên cơ sở đó tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, người lao động có nhu cầu hoặc nhận uỷ thác một số công việc do Nhà nước hoặc DVVL công uỷ thác như: thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp khi tham gia báo hiểm thất nghiệp, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khi cơ sở DVVL cơng khơng có hoặc thiếu, khai thác cung cấp việc làm thời vụ cho người lao động.

+ Đầu tư nguồn lực về con người cả về số lượng và chất lượng: Nguồn lực con người quyết định đến phát huy hiệu quả đầu tư và hoạt động của tất cả các lĩnh vực, chứ không riêng hoạt động DVVL. Trong lĩnh vực DVVL đối tượng phục vụ trực tiếp là con người, mọi giao dịch đều từ con người tác động, đối với tất cả các bên giao dịch.

Đối với DVVL công, xây dựng tiêu chuẩn viên chức, đào tạo lại cán bộ đang công tác các cơ sở DVVL đáp ứng yêu cầu công việc. Tổ chức thi tuyển mới viên chức DVVL bố trí phù hợp các lĩnh vực hoạt động,

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động DVVL trên địa bàn nói chung và DVVL cơng nói riêng nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ hoạt động DVVL trên địa bàn từ khâu giao tiếp, đến chuyên môn, nghiệp vụ các lĩnh vực hoạt động. Các cơ sở DVVL cán bộ làm việc phải có giấy chứng của Sở Lao dộng-Thương binh và Xã hội mới được công nhận được làm việc tại các cơ sở DVVL.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w