Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh thành phố cần tho (Trang 43 - 49)

Dựa vào lý thuyết và những nghiên cứu trước đã được đề cập trong chương 2, mơ hình nghiên cứu được đề xuất có dạng tuyến tính theo hàm số:

Y = f(X1 + X2 + X3 + . . . + Xi) (4.1)

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc. Xi: là biến độc lập.

Từ cơng thức (4.1) mơ hình nghiên cứu được xây dựng sẽ có dạng: TTOANCHAM=0+1TUOI+2GIOITINH+3TTHONNHAN+4NGHENGHIEP +5LOAICTY+6THUNHAP+7DAMBAO+8HANMUC+9UNGTIEN+10DU NO+11THOIGIANGDBQ+12GIATRIGDBQ+13HSSUDUNGTHE+.

(4.2)

Trong đó:

TTOANCHAM : Thanh toán chậm.

TUOI : Tuổi.

GIOITINH : Giới tính.

TTHONNHAN : Tình trạng hơn nhân.

NGHENGHIEP : Nghề nghiệp.

LOAICTY : Loại hình cơng ty.

THUNHAP : Thu nhập.

DAMBAO : Hình thức đảm bảo.

HANMUC : Hạn mức thẻ tín dụng

UNGTIEN : Rút tiền mặt

DUNO : Dư nợ thẻ tín dụng

THOIGIANGDBQ : Thời gian giao dịch bình quân

GIATRIGDBQ : Giá trị giao dịch bình quân

Nghiên cứu sử dụng biến số lần chủ thẻ tín dụng chậm thanh tốn dư nợ của thẻ tín dụng khi đến kỳ thanh tốn “TTOANCHAM” để đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng.

Khi đến hạn ngân hàng sẽ gửi cho khách hàng sao kê thẻ tín dụng, khách hàng có thể thanh tốn một phần hoặc tồn bộ dư nợ theo sao kê. Trong mơ hình thì “TTOANCHAM” là biến phụ thuộc thể hiện sự chậm trễ trong thanh toán dư nợ thẻ tín tối thiểu theo sao kê được đo lường bằng số lần chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng từ mười ngày trở lên trong khoảng thời gian từ 01 tháng 01 năm 2014 đến 31 tháng 12 năm 2018 trường hợp này rơi vào nợ xấu nhóm 2 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước (2005).

Tuổi của chủ thẻ “TUOI” được tính theo cơng thức TUOI = Y1 – Y0 trong đó Y1 là năm tại thời điểm nêu trên và Y0 là năm sinh của chủ thẻ. Theo quy định hiện nay, ngân hàng chỉ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng đủ 18 tuổi.

Giới tính “GIOITINH” được lượng hóa bởi biến giả dummy, là 1 nếu là nam giới và 0 nếu là nữ giới. Trong nghiên cứu của Mendes-Da-Silva, Nakamura, & Moraes (2012) đã chỉ ra rằng giữa hai giới tính có sự khác biệt về mức độ hiểu biết về thẻ tín dụng và các rủi ro về thẻ tín dụng.

Tình trạng hơn nhân “TTHONNHAN” được lượng hóa bởi biến giả dummy, giá trị là 1 nếu chủ thẻ có gia đình và 0 nếu chủ thẻ có tình trạng hơn nhân khác tính tại thời điếm đăng ký mở thẻ tín dụng. Theo nghiên cứu của Trịnh Hoàng Nam & Trần Thị Hồng Hà (2016) cho thấy đối với những người đã có gia đình mức độ chi tiêu thường cao hơn so với những người độc thân.

Nghề nghiệp “NGHENGHIEP” của khách hàng biến này được lượng hóa bởi biến giả dummy, có giá trị là 1 nếu chủ thẻ là nhân viên văn phịng, có giá trị là 0 nếu chủ thẻ có nghề nghiệp khác (kinh doanh tự do, công nhân, sinh viên...). Nhìn nhận từ cuộc khủng hoảng thẻ tại Hàn Quốc tác giả Nguyễn Tú Anh (2014) có đề cập sự thiếu trách nhiệm trong việc mở thẻ đã dẫn đến quyết định xét duyệt cho các chủ thẻ khơng đủ điều kiện mở thẻ, những khách hàng có nơi làm việc ổn định đặc biệt là các khách hàng làm trong các cơ quan nhà

nước thường có sự nghiêm chỉnh trong q trình sử dụng thẻ trong khi đó các ngành nghề khác đơi khi khó có sự ổn định.

Loại hình cơng ty khách hàng đang cơng tác “LOAICTY” được lượng hóa bởi biến giả dummy với giá trị 1 là các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hộ kinh doanh, tiểu thương và các cá nhân tự kinh doanh..., giá trị 0 là các loại hình cơng ty cịn lại bao gồm cơ quan ban ngành nhà nước, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi….

Thu nhập “THUNHAP” được đo lường bởi thu nhập bình quân theo tháng của chủ thẻ. Người có thu nhập cao sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến việc họ sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn theo Ho Ha & Krishnan (2012).

Hình thức đảm bảo “DAMBAO” là cơ sở để ngân hàng quyết định có cấp hạn mức tín dụng và phát hành thẻ cho khách hàng hay không và cấp hạn mức dựa trên cơ sở tín chấp hay thế chấp, trong trường hợp khách hàng khơng chứng minh được nguồn thu nhập của mình là ổn định và lâu dài thì khách hàng cần phải thế chấp toàn bộ hay một phần hạn mức tín dụng được cấp (ký quỹ bằng sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi hoặc bất động sản...) tùy theo quy định của ngân hàng phát hành. Hình thức đảm bảo được lượng hóa bởi biến giả dummy có giá trị là 1 nếu chủ thẻ có tài sản thế chấp, có giá trị là 0 nếu chủ thẻ khơng có tài sản thế chấp.

Hạn mức tín dụng “HANMUC” (tính theo đơn vị triệu đồng) là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng theo quy định và chính sách của ngân hàng phát hành thẻ. Theo nghiên cứu của Lee, Lin, & Chen (2011) thì khách hàng thường có một mức chi tiêu cố định mỗi tháng, chủ thẻ thường có thói quen giữ cho mức chi tiêu qua thẻ thẻ ở một mức nhất định.

Hệ số ứng tiền mặt “UNGTIEN” cho biết hệ số ứng tiền mặt của chủ thẻ, hệ số này được tính theo cơng thức sau:

UNGTIEN = Giá trị giao dịch ứng tiền bình quân tháng

Khi thực hiện giao dịch ứng tiền mặt, chủ thẻ phải chịu mức phí và lãi tính ngay từ thời điểm phát sinh giao dịch, chủ thẻ chấp nhận mức phí và lãi khá cao này nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt thực sự cần thiết. Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt thường xuyên có nguy cơ khơng thể chi trả đúng hạn các khoản nợ gốc, phí và lãi phát sinh.

Dư nợ tại ngân hàng khác “DUNO” được lượng hóa bởi biến giả dummy với giá trị là 1 nếu chủ thẻ có dư nợ tại ngân hàng khác, là 0 nếu chủ thẻ không có dư nợ tại ngân hàng khác. Khách hàng có các khoản vay tại các ngân hàng khác thì thường trễ hạn thanh toán thẻ theo Lee và cộng sự (2011).

Thời gian thực hiện giao dịch bình quân “THOIGIANGDBQ” cho biết thời gian thực hiện các giao dịch thanh toán hoặc ứng tiền mặt. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng thường xun thì dư nợ cần phải thanh toán khi đến hạn càng cao, dẫn đến nguy cơ chủ thẻ mất khả năng trả nợ do chi tiêu quá mức theo Lee và cộng sự (2011).

THOIGIANGDBQ = Số ngày tính từ thời điểm phát hành đến nay Số lượng giao dịch đã thực hiện

Giá trị giao dịch bình quân “GIATRIGDBQ” cho biết giá trị bình quân của mỗi giao dịch thanh toán hoặc ứng tiền mặt, hệ số được tính theo cơng thức:

GTGIAODICHBQ = Tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện Số lần giao dịch đã thực hiện

Nếu chủ thẻ thường xuyên thực hiện các giao dịch lớn (gần bằng hoặc bằng hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho chủ thẻ), nhưng vẫn vượt quá khả năng chi trả của chủ thẻ.

Hệ số sử dụng thẻ “HSSUDUNGTHE” cho biết mức độ sử dụng thẻ so với hạn mức tín dụng được cấp chỉ số này cũng cho thấy khả năng chủ thẻ ứng tiền mặt từ hạn mức khả dụng để tiến hành thanh toán dư nợ trong cùng một thẻ tín dụng, hệ số này được tính theo cơng thức sau:

HSSUDUNGTHE = Dư nợ bình qn tháng Hạn mức tín dụng

(4.4)

(4.5)

Bảng 4.1 Tóm tắt giả thuyết và kỳ vọng của các biến trong mơ hình.

TT Biến Mô tả Giả thuyết

1 TUOI Tuổi của

chủ thẻ

Khi chủ thẻ là những người có độ tuổi càng lớn thì sẽ có ý thức và trách nhiệm cao hơn vì thế việc chậm trễ trong thanh toán sẽ giảm.

2 GIOI

TINH Giới tính

Do giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt về nhu cầu, trong nghiên cứu giả thuyết đặt ra là nam giới thường thanh tốn thẻ trễ hạn ít hơn nữ giới.

3 TTHON

NHAN

Tình trạng hơn nhân

Tình trạng hơn nhân có thể tác động đến việc trễ hạn thẻ, những khách hàng đã kết hôn thường tiêu dùng nhiều hơn và cũng gặp nguy cơ chậm thanh toán nhiều hơn so với những khách hàng độc thân.

4 NGHE

NGHIEP

Nghề nghiệp

Khách hàng sở hữu thẻ làm việc văn phịng thường có mức thu nhập ổn định tính chất cơng việc ít biến động vì vậy thường có số lần chậm thanh tốn thẻ thấp hơn so với những loại hình nghề nghiệp khác

5 LOAI

CTY

Loại hình cơng ty

Những khách hàng sở hữu thẻ tín dụng của ngân hàng làm việc trong các cơ quan, ban ngành gọi tắt là cơ quan nhà nước thường có tính chất ổn định cao nên thường sẽ có nguy cơ chậm thanh tốn thẻ tín dụng thấp hơn so với những loại hình cơng ty cịn lại.

6 THU

NHAP

Thu nhập bình qn

Khách hàng sở hữu thẻ tín dụng có thu nhập cao thì mức độ tiêu xài thường lớn dẫn đến dư nợ mỗi tháng lớn và thường xun chậm thanh tốn thẻ tín dụng.

7 DAM BAO Hình thức bảo đảm Những khách hàng có hình thức đảm bảo là thế chấp tài sản để mở thẻ tín dụng thường thanh tốn thẻ tín dụng đúng hạn hơn là những khách hàng có hình thức đảm bảo là tín chấp. 8 HAN MUC Hạn mức tín dụng So với những khách hàng có hạn mức tín dụng thấp, thì những khách hàng được cấp hạn mức tín dụng lớn thường xuyên đối mặt với nguy cơ thanh toán chậm hơn.

9 UNG TIEN

Hệ số ứng tiền mặt

Những khách hàng sở hữu thẻ tín dụng của ngân hàng thường xuyên ứng tiền mặt sẽ đối mặt với nguy cơ trễ hạn thẻ cao hơn so với những khách hàng khác.

10 DUNO

Dư nợ tại ngân hàng

khác

Khi khách hàng sở hữu thẻ có dư nợ tín dụng tại các ngân hàng khác thường họ phải có trách nhiệm thanh tốn một lúc nhiều khoản vay khác nhau vì thế sẽ có nguy cơ trễ hạn thanh tốn thẻ tín dụng cũng tăng.

11 THOI GIAN GDBQ Thời gian thực hiện giao dịch bình quân

Khi khách hàng sở hữu thẻ tín dụng thực hiện giao dịch thanh tốn, mua sắm hàng hoá với tần suất thường xuyên thì sẽ gặp phải nguy cơ trễ hạn thanh tốn thẻ tín dụng cũng tăng theo, nói cách khác thời gian giao dịch bình quân càng ngắn thì mức độ trễ hạn càng tăng cao.

12 GTGIAO

DICHBQ

Giá trị giao dịch bình

quân

Giá trị giao dịch bình quân càng lớn thể hiện việc khách hàng sử dụng thẻ tín dụng mỗi lần thực hiện giao dịch lớn thì nguy cơ trễ hạn thẻ tín dụng của nhóm khách hàng này cũng sẽ cao hơn những khách hàng mà có giá trị giao dịch bình quân thấp. 13 HESO SUDUNG THE Hệ số sử dụng thẻ

Khách hàng sỡ hữu thẻ tín dụng của Eximbank chi nhánh Thành phố Cần Thơ mà có hệ số sử dụng thẻ lớn sẽ có nguy cơ trễ hạn cao hơn.

Nguồn: Các biến và giả thuyết được tổng hợp từ nghiên cứu và đề xuất của tác giả.

4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối với nghiên cứu về “Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ” được tiến hành:

• Nhập liệu hồn chỉnh, làm sạch và xử lý số liệu.

• Sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với từng biến trong mơ hình nghiên cứu

• Phân tích để xử lý hiện tượng tương quan giữa các biến.

• Số liệu trên phần mềm sẽ được phân tích hồi quy. Cụ thể, biến phụ thuộc của mơ hình là số lần mà khách hàng sở hữu thẻ tín dụng trễ hạn thanh tốn với ngân hàng và các biến phụ thuộc trong

• Phân tích hồi quy với kết quả từ phân tích được sử dụng để xây dựng nên mơ hình phù hợp để khái quát mối ảnh hưởng giữa các nhân tố đến sự trễ hạn của khách hàng trong việc thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh thành phố cần tho (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)