STT Tên nhân tố Biến quan sát Hệ số tải nhân tố Số lượng biến 1 Ý định mua tour du lịch YD1 0,905 3 YD2 0,9 YD3 0,867
Phương sai trích= 79,352% và Eigenvalue > 1
Nguồn: Thống kê từ SPSS
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập với phương sai trích bằng 79,352% và giá trị Eigenvalue = 2,381 > 1. Kết quả phân tích được kể hiện rõ trong bảng 4.7.
4.4 Phân tích tương quan và hồi quy
4.4.1 Phân tích tương quan
Đầu tiên trước khi phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả tiến hành tính giá trị đại diện của các nhân tố, sau đó dùng giá trị đại diện để phân tích tương quan. Giá trị đại diện được tính theo các nhân tố đã phân tích ở bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Giá trị đại diện được tính cho từng nhân tố như sau:
Giá trị đại diện của nhân tố chất lượng eWOM được đặt tên là CL được tính theo cơng thức: CL = Mean (CL1, CL2, CL3, CL4)
Giá trị đại diện của nhân tố: độ tin cậy eWOM được đặt tên là TC được tính theo cơng thức: TC = Mean (TC1, TC2, TC3, TC4)
Giá trị đại diện của nhân tố: Tính hữu ích của eWOM được đặt tên là HI và được tính theo cơng thức: HI = Mean (HI1, HI2, HI4, HI5), ở đây khơng tính HI3 vì biến HI3 đã bị loại từ bước kiểm định độ tin cậy của thang đo.
Giá trị đại diện của nhân tố số lượng eWOM được đặt tên là SL và được tính theo cơng thức: SL = Mean (SL1, SL2, SL3, SL4).
Giá trị đại diện của nhân tố chuyên môn người gửi eWOM được đặt tên là CM và được tính theo cơng thức: CM = Mean (CM1, CM2, CM3, CM4).
Giá trị đại diện của nhân tố ý định mua tour du lịch được đặt tên là YD và được tính theo cơng thức: YD = Mean (YD1, YD2, YD3)
Sau khi đã tiến hành tính giá trị đại diện là trung bình của các nhân tố, dựa vào đó để phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu.
Bảng 4.8: Hệ số tương quan giữa các nhân tố Biến CL TC HI SL CM YD