Ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng ở Việt Nam, chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), giai đoạn 2016 - 2020 ngành ngân hàng ở Việt Nam sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm 1,6 triệu nhân lực và dự kiến đến năm 2020, tổng số nhân lực trong ngành khoảng 300.000 người. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của ILO, có khoảng 26,6% các tổ chức tín dụng vẫn đang thiếu nhân lực lao động và đến q IV/2018 vẫn cịn hơn 50% tổ chức tín dụng có nhu cầu tuyển dụng thêm.
Nhân lực trong ngành ngân hàng luôn ở trong tình trạng khủng hoảng mặc dù theo báo cáo hàng năm, thu nhập nhân viên ngân hàng cao “ngất ngưỡng” dẫn đến tình trạng “ngồi muốn vào nhưng trong lại muốn ra”, rất nhiều người mơ ước có được thu nhập của nhân viên ngân hàng trong khi tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên ngân hàng cao đến mức báo động.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 tại gần 20 ngân hàng gồm cả tư nhân và quốc doanh, có ba ngân hàng ghi nhận số lượng nhân viên giảm mạnh năm 2017 gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Saigon - Hà nội (SHB) (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính).
Tại ngân hàng mẹ BIDV năm 2017 đã sụt giảm tới 936 nhân viên so với đầu năm. Hiện tại, số lượng nhân viên tại BIDV vào khoảng hơn 25.400 nhân viên. Nguyên nhân biến động nhân lực lớn vào năm 2017 tại BIDV là do sự bất ổn trong nội bộ nhân sự, nhiều lãnh đạo ngân hàng vướng vòng tù tội làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên dẫn đến nhiều nhân viên xin nghỉ việc để tìm chỗ khác có sự đảm bảo hơn trong cơng việc.
Hình 1.6. Số lượng biến động nhân viên tại các ngân hàng năm 2017
Nguồn: Zing news (2017)