Nguồn số liệu sử dụng
Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ ngân hàng BIDV trong khoảng
từ năm 2016 đến năm 2018 để phân tích thực trạng sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ.
Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát trực tiếp nhân viên hiện đang
làm việc tại hệ thống Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ từ tháng 01/2019 đến tháng 04/2019 được dùng để phân tích thực trạng, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra ngun nhân của vấn đề, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp.
Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn tay đơi và phỏng
vấn nhóm nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với ngân hàng BIDV khu vực Đơng Nam Bộ từ đó làm căn cứ điều chỉnh thang đo cho phù hợp với môi trường kinh doanh ngân hàng.
Nghiên cứu định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu gồm
kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), thống kê mơ tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) nhằm phân tích thực trạng sự gắn kết của nhân viên đối với ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ. Dữ liệu thu thập được sau khi khảo sát sẽ sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý.
1.8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thành phần ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên bằng khảo sát thực nghiệm tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ. Nghiên cứu một lần nữa kiểm định lại các thành phần ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên thông qua phân tích thực trạng tại ngân hàng BIDV khu vực Đơng Nam Bộ. Kết quả phân tích thực trạng là căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên ngân hàng tại ngân hàng BIDV khu vực Đơng Nam Bộ nói riêng và nhân viên ngân hàng tồn hệ thống nói chung.