Khái quát quá trình hình thành và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị bản thân trong tiêu dùng dịch vụ nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Quá trình thực hiện nghiên cứu tại giai đoạn

2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và

‘Giá trị bản thân’ được hình thành bắt đầu từ khái niệm ‘giá trị con người’ của Rokeach và có ý nghĩa với 5 giả định được Rokeach (1973, p.3) đưa ra:

1) Tổng số các giá trị của một người là tương đối nhỏ.

2) Tất cả mọi người ở khắp mọi nơi có cùng giá trị nhưng mức độ khác nhau. 3) Giá trị được tổ chức thành hệ thống giá trị.

4) Tiền thân của các giá trị con người có thể được bắt nguồn từ văn hóa, xã hội, tập tục và cá tính của họ.

5) Kết quả những giá trị của con người sẽ được thể hiện trong hầu hết các hiện tượng mà các nhà khoa học xã hội đã bàn bạc thông qua các ấn phẩm khoa học.

Với 5 giả định trên, chúng ta có thể hiểu ‘giá trị bản thân’ (trong ‘giá trị con người’) của một cá nhân được hình thành dựa trên: tính cách, mơi trường sống, tín ngưỡng của bản thân từng cá nhân (giả định 4) – hồn tồn khơng do điều kiện kinh tế chi phối. Đồng thời ‘giá trị bản thân’ là những điều mong muốn cho cuộc sống của chính mỗi cá nhân (theo định nghĩa của Rokeach) và đều như nhau giữa những cá nhân khác nhau nhưng không giống nhau về tầm quan trọng (giả định 2). Những giả định của Rokeach cho thấy khái niệm ‘giá trị bản thân’ đều tồn tại trong mỗi con người bất kể hoàn cảnh sống (giàu nghèo, đầy đủ hay thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần…) và có thể đo lường được (giả định 1, 3 và 5).

Từ tiền đề ‘giá trị con người’ của Rokeach (1973) với 5 giả định đặc trưng, khái niệm và thang đo ‘giá trị bản thân’ phát triển theo sơ đồ sau (hình 2.1):

Hình 2.1: Quá trình phát triển thang đo ‘giá trị bản thân’

Theo sơ đồ trên (hình 2.1), người nghiên cứu đưa ra nhận định về quá trình hình thành và phát triển thang đo ‘giá trị bản thân’ qua các thời kỳ như sau:

- Thành phần giá trị LOV được ứng dụng trong lĩnh vực Marketing và được xây dựng bằng cách giảm bớt giá trị đạt được của RVS xuống còn 9 biến (Nguyễn Xuân Lãn & cs 2011, p. 274). LOV được tạo ra trước khi có lý thuyết cấu trúc nhận thức của Zeithaml (1988).

- Hệ thống giá trị SVS – Schwartz (1990) gồm những thành phần xuất phát từ giá trị phương tiện của Rokeach và là thang đo theo phương pháp tâm lý (Nguyễn Xuân Lãn & cs 2011, p. 273).

Bên cạnh đó, Yi, Hong và Yue (2012) đã khẳng định mối liên hệ của các hệ thống thang đo: bắt đầu từ Rokeach với 18 biến quan sát của thành phần giá trị đạt được trong hệ thống giá trị Rokeach – RVS. Tiếp đến là hệ thống giá trị LOV - Kahle được sử dụng rộng rãi vì nó đơn giản và dễ sử dụng, hệ thống này cũng được xây dựng dựa trên lý thuyết của Maslow, Rokeach và Feather.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị bản thân trong tiêu dùng dịch vụ nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)