Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị bản thân trong tiêu dùng dịch vụ nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Quá trình thực hiện nghiên cứu tại giai đoạn

2.2.2.2. Nghiên cứu định lượng

chỉnh phù hợp với môi trường Việt Nam. Công việc cụ thể gồm:

Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu: Trên cơ sở bảng thang đo tổng hợp bao gồm các biến quan sát trực tiếp (được hình thành từ nghiên cứu định tính) để đo lường khái niệm ‘giá trị bản thân’, bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên trạng thái khẳng định tình trạng hiện có của các đáp viên. Câu hỏi với nội dung khẳng định trạng thái (niềm tin) hiện có của mỗi cá nhân về những khía cạnh (biến đo lường/ chỉ báo) của ‘giá trị bản thân’ – bám sát định nghĩa ‘giá trị’ của Rokeach (1973). Trong bảng câu hỏi, thứ tự các mục hỏi được bố trí tuần tự theo thứ tự vốn có của các thang đo có sẵn. Các mục hỏi được các đáp viên là người Việt Nam có độ tuổi từ 25 đến 60 (là người trong độ tuổi lao động, có định hướng nghề nghiệp, đầy đủ năng lực hành vi, có đủ khả năng cảm nhận về cuộc sống và bản thân) tự đánh giá thông qua thang đo Likert10 5 khoảng cách (1- rất không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- trung dung (không biết); 4- đồng ý; 5- rất đồng ý).

10 'Thang đo Likert' do nhà tâm lý học Likert (1903 - 1981) người Mỹ phát minh vào năm 1932. Thang đo Likert dùng để thể hiện thái độ hay quan điểm cá nhân (Likert, 1932) thông qua việc tự cho điểm theo mức độ đồng ý với trạng thái câu hỏi được đặt ra. Theo Norman (2010) các phân tích thống kê cũng như các kiểm định tham số đều có thể sử dụng với dữ liệu Likert, với cỡ mẫu nhỏ, với phương sai không đồng đều, và phân phối không chuẩn, đồng thời các kết luận đều có ý nghĩa.

Phân tích dữ liệu: Liên hệ lại q trình phân tích dữ liệu của Lages và Fernandes (2005) để tìm ra thang đo SERPVAL, quy trình phân tích nhân tố khám phá EFA → phân tích nhân tố khẳng định CFA đã được sử dụng. Với nghiên cứu hiện tại, hệ thống các biến đo lường trực tiếp được dùng trong kiểm định bao gồm tất cả các giá trị của khái niệm ‘giá trị bản thân’ thuộc các thang đo khác nhau (bảng thang đo tổng hợp), vì thế người nghiên cứu sắp xếp các biến đo lường trực tiếp thành các mục hỏi ngang cấp nhau và đều thể hiện nội dung của ‘giá trị bản thân’ (chưa nhóm họp thành các khía cạnh cụ thể). Các kỹ thuật phân tích dữ liệu áp dụng trong hồn cảnh này nhằm mục đích kiểm định tính giá trị (có thực sự đo lường nội dung cần đo hay không) của thang đo – có nghĩa là xem xét khả năng đo lường của các biến quan sát cho khái niệm tổng quát ‘giá trị bản thân’ bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) với mục đích nhóm các biến quan sát thành các nhóm theo tín hiệu từ dữ liệu, đồng thời loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trong đo lường; tiếp đến sử dụng kỹ thuật kiểm định độ tin cậy cho các thành phần bằng hệ số Cronbach’ Alpha; cuối cùng là sử dụng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định lại giá trị đo lường các khía cạnh của khái niệm ‘giá trị bản thân’ thông qua các biến quan sát đã nhóm thành các nhân tố. Cụ thể như sau:

(i) Phân tích nhân tố khám phá - EFA: đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cho đo lường tổng quát (Nguyễn Đình Thọ, 2011, p.364) – tiêu chuẩn chọn lựa hệ số KMO ≥ 0,5 và tổng phương sai trích ≥ 0,5 cùng phép trích nhân tố Principal Component với phép xoay Varimax11 với mục đích rút gọn.

(ii) Kiểm định độ tin cậy: để đảm bảo độ tin cậy của các biến đo lường trực tiếp cho một khái niệm tiềm ẩn, hệ số Cronbach Alpha được sử dụng với yêu cầu hệ số này phải có giá trị trên 0,6 và hệ số tương quan biến tổng trên 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011, p.351).

(iii) Phân tích nhân tố khẳng định - CFA: đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình tới hạn thơng qua các tiêu chí:

11 Sử dụng phép trích nhân tố Principal Component với phép xoay Varimax với mục đích rút gọn: sẽ rút tồn bộ phương sai của dữ liệu.

Sử dụng phép trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay không vuông góc Promax: chỉ rút một phần phương sai chung.

1) Mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường – GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2 (có thể ≤3) (Carmines & McIver, 1981); RMSEA ≤ 0,08 (Steiger, 1990); 2) Độ tin cậy của thang đo (Fornell & Larcker, 1981) – độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích (≥ 0,5);

3) Tính đơn hướng (Steenkamp & Van, 1991) – sai số của các biến quan sát có hệ số tương quan ≤ 0,2;

4) Giá trị hội tụ (Anderson & Gerbring, 1988) – các trọng số chuẩn hóa của thang đo ≥ 0,5 và có ý nghĩa thống kế với P < 0,05.

5) Giá trị phân biệt – các hệ số tương quan giữa các khái niệm khác 1 có ý nghĩa thống kê.

6) Giá trị liên hệ lý thuyết – liên hệ với lý thuyết hiện tại.

Kết quả của nghiên cứu định lượng là hệ thống thang đo ‘giá trị bản thân’ đã được

điều chỉnh phù hợp với dữ liệu thị trường và môi trường nghiên cứu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị bản thân trong tiêu dùng dịch vụ nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)