Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện thái độ của khách hàng đối với wifi marketing của công ty cổ phần truyền thông và giải pháp công nghệ trí quang tại sân bay tân sơn nhất (Trang 36 - 38)

3.2 Kiểm định thang đo

3.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hệ số KMO = 0.861 (>0.5) và kiểm định Barlett với sig = 0.000 (<0.005) cho thấy phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp để sử dụng và các biến có mối quan hệ tương quan.

Phân tích nhân tố trích có 5 nhân tố với 21 biến quan sát có tổng phương sai trích = 69.074 % (>50%) thỏa mãn yêu cầu. Dựa vào kết quả ma trận xoay các nhân tố ( lần thứ nhất) nhân tố TT4 có hệ số tải chênh lệch giữa các nhân tố là 0.488 – 0.432 = 0.056 < 0.3 và nhân tố TT5 có hệ số tải chênh lệch giữa các nhân tố là 0.508 – 0.450= 0.058 <0.3 nhân tố TT4 và TT5 không thỏa điều kiện. Mặt khác, nội dung nhân tố TT4 “Quảng cáo giúp tôi tiếp nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngay lập tức” và nhân tố TT5 “Quảng cáo là nguồn tiện lợi cung cấp thơng tin và dịch vụ” thì 2 phát biểu này có thể đánh giá qua yếu tố TT2 “Quảng cáo là nguồn cung cấp thơng tin hữu ích” và yếu tố TT6 “Quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin”, nên việc loại 2 nhân tố TT4 và TT5 sẽ không ảnh hưởng nhiều dến việc đánh giá yếu tố Tính thơng tin. Tiếp theo, tác giả sẽ chạy EFA lần 2 với 19 biến quan sát.

 Kết quả phân tích EFA lần thứ 2 (Kết quả chi tiết xem phụ lục 4)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) hệ số KMO = 0.842 (>0.5) và kiểm định Barlett với sig = 0.000 (<0.005) cho thấy phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp để sử dụng và các biến có mối quan hệ tương quan.

Phân tích nhân tố trích được 5 nhân tố với 19 biến quan sát với tổng phương sai trích =71.827% (>50%) thỏa mãn yêu cầu và hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5

Qua 2 lần phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác giả trích được 5 nhân tố với 19 biến quan sát

Qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc (Kết quả xem phụ lục 4), ta có hệ số KMO=0.679 (>0.5) và kiểm định Barlett’s có Sig=0.0000 (<0.05) do đó phân tích EFA thích hợp để sử dụng. Phân tích nhân tố trích được 1 nhân tố với 3 biến quan sát có tổng phương sai trích =75,817% (>50%) thỏa mãn yêu cầu.

Sau khi đánh giá thang đo qua Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập và cho biến phụ thuộc, mơ hình nghiên cứu của tác giả vẫn không thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện thái độ của khách hàng đối với wifi marketing của công ty cổ phần truyền thông và giải pháp công nghệ trí quang tại sân bay tân sơn nhất (Trang 36 - 38)