Kiểm định sự khác biệt theo từng đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện thái độ của khách hàng đối với wifi marketing của công ty cổ phần truyền thông và giải pháp công nghệ trí quang tại sân bay tân sơn nhất (Trang 53 - 57)

Việc phân tích thái độ đối với quảng cáo theo đặc điểm của đối tượng nghiên cứu nhằm xác định sự khác biệt (nếu có) giữa từng nhóm đối tượng về thái độ đối với quảng cáo. Để kiếm định sự khác biệt, tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA kết hợp với T-Test để kiểm định sự khác biệt (Kết quả chi tiết xem phụ lục số 6)

Sự khác biệt theo giới tính

Từ kết quả kiểm định T-Test ( kết quả xem phụ lục 7), cho thấy có 119 giới tính Nam và 81 giới tính Nữ trong tổng 200 mẫu quan sát và các giá trị Sig của T-Test của các yếu tố đều > 0.05 nên có thể chấp nhận giả thuyết phương sai giữa 2 mẫu là bằng nhau. Mặt khác, giá trị Sig của kiểm định Levene của các yếu tố đều > 0.05 nên ta có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai nhóm.

Sự khác biệt theo độ tuổi

nhóm trình độ học vấn khơng bằng nhau nên không thể sử dụng được kết quả kiểm định ANOVA.

Tiếp theo, tác giả sử dụng phép kiểm định Tamhane’s T2 để kiểm định sự khác biệt của nhân tố Thái độ (TD) giữa các nhóm tuổi. Kết quả (chi tiết ở phụ lục số 6), giá trị Sig của các nhóm độ tuổi đều > 0.05 cho thấy phép kiểm định không phát hiện ra sự khác biệt cụ thể về thái độ giữa các nhóm độ tuổi.

Sự khác biệt theo trình độ học vấn

Kết quả kiểm định sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm trình độ học vấn ( Kết quả xem phụ lục số 6), với chỉ số kiểm định Levene = 0.501 và Sig = 0.682 > 0.05 do đó phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp khơng có sự khác biệt và đủ điều kiện để phân tích ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA (Xem phụ lục số 6), với giá trị F= 0.480 và Sig=0.697 > 0.05, cho thấy khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về thái độ giữa các nhóm nghề nghiệp.

Sự khác biệt theo nghề nghiệp

Kết quả kiểm định sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm nghề nghiệp (Kết quả xem phụ lục số 6), với chỉ số kiểm định Levene = 1.727 và Sig = 0.146 > 0.05 do đó phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp khơng có sự khác biệt và đủ điều kiện, để phân tích ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA (Xem phụ lục số 6), với giá trị F= 3.093 và Sig=0.017 < 0.05, cho thấy có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về thái độ giữa các nhóm nghề nghiệp.

Để kiểm định sâu hơn về sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm nghề nghiệp, do khơng có sự khác biệt về phương sai nên tác giả sử dụng phép kiểm định LSD để kiểm tra cụ thể. Kết quả kiểm định ( Xem phụ lục 6), giá trị sig của nhóm học sinh sinh viên

đối với nhóm nhân viên văn phịng (0.014) , và đối với nhóm nghề nghiệp khác (0.005) < 0.05, chứng tỏ có sự khác biệt về thái độ của nhóm học sinh, sinh viên với nhóm nhân viên văn phịng và nhóm nghề nghiệp khác. Cụ thể hơn, giá trị của cột Khác biệt trung bình (I-J) của nhóm học sinh, sinh viên và nhóm nhân viên văn phịng là 0.62634 và và nhóm nghề nghiệp khác là 0.61330, chứng tỏ thái độ của nhóm học sinh, sinh viên có thái độ tích cực đối với quảng cáo hơn nhóm nhân viên văn phịng và nhóm nghề nghiệp khác.

Sự khác biệt theo thu nhập

Kết quả kiểm định sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm thu nhập (Kết quả xem phụ lục số 6), với chỉ số kiểm định Levene = 0.875 và Sig = 0.455 > 0.05 do đó phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp khơng có sự khác biệt và đủ điều kiện để phân tích ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA (Xem phụ lục số 6) , với giá trị F= 0.839 và Sig=0.474 > 0.05, cho thấy khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về thái độ giữa các nhóm nghề nghiệp.

Sự khác biệt theo tình trạng hơn nhân

Kết quả kiểm định sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm thu nhập (Kết quả xem phụ lục số 6), với chỉ số kiểm định Levene = 3.815 và Sig = 0.024 < 0.05 do đó phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp có sự khác biệt và khơng đủ điều kiện để phân tích ANOVA.

Tác giả sử dụng kiểm định Tamhane’ T2 để kiểm định sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm tình trạng hơn nhân, kết quả kiểm định ( Xem phụ lục số 6) có giá trị Sig giữa nhóm Đã kết hơn và chưa có con và nhóm Đã kết hơn và có con là 0.04 < 0.05, nghĩa là có sự khác biệt về thái độ giữa 2 nhóm này. Cụ thể, giá trị của cột Sự khác biệt (I-J) giữa nhóm Đã kết hơn và chưa có con với nhóm Đã kết hơn và có con là

-0.65926, nên thái độ đối với quảng cáo của nhóm Đã kết hơn và chưa có con là tích cực hơn so với nhóm Đã kết hơn và có con.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này nhằm đưa ra kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích sự tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy và cuối cùng là kiểm định sự khác biệt đối với từng đặc điểm của mẫu tác động đế cũng nhân tố tác động đến thái độ đối với quảng cáo của khách hàng. Cụ thể hơn:

- Các giả thuyết H1, H2, H4, H5 được chấp nhận, cịn giả thuyết H3 khơng được chấp nhận

- Các kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn điều kiện và đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích hồi quy loại bỏ yếu tố Phiền Nhiễu (PN) do khơng có ý nghĩa thống kê và kết quả phân tích cho thấy Giao diện ban đầu có tác động cùng chiều mạnh nhất với Thái độ đối với quảng cáo.

- Kết quả kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học cho thấy có sự khác biệt trong tính trạng hơn nhân đối với thái độ đối với quảng cáo. Ngoài ra, tác giả cịn thống kê và phân tích thực trạng thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng của khách hàng đối với quảng cáo trên hệ thống Wifi Marketing của công ty CP Truyền Thơng và Giải Pháp Cơng Nghệ Trí Quang tại sân bay Tân Sơn Nhất.

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI WIFI MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THƠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠNG NGHỆ TRÍ QUANG TẠI SÂN BAY TÂN SƠN

NHẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện thái độ của khách hàng đối với wifi marketing của công ty cổ phần truyền thông và giải pháp công nghệ trí quang tại sân bay tân sơn nhất (Trang 53 - 57)