Phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng nguồn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 78 - 80)

nhân lực.

Nguồn nhân lực là năng lực quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. Hiện tại Ngân hàng MHB Kiên Giang lại có thế mạnh là nguồn nhân lực có độ tuổi bình quân trẻ nhất trong khối NHTMNN. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Để thực hiện giải pháp này, ngân hàng nên tập trung trên các phương diện sau:

- Có chế độ đãi ngộ hợp lý người lao động, phải biết tôn trọng tài năng của người lao động: Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực

của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộ trong ngân hàng như: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khuyến khích, thu hút nhân tài cho ngân hàng bởi đây cũng là chính sách tiết kiệm được nhiều chi phí và mang lại hiệu quả nhanh.

Quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh nhằm tạo cho nhân viên an tâm công tác cũng như ngăn chặn được mất đoàn kết nội bộ.

- Tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy hết năng lực của mình:

Muốn vậy công tác phân công cán bộ phải đảm bảo một số yêu cầu:

+ Ðánh giá năng lực của từng cán bộ để giao công việc cho phù hợp nhằm phát huy được năng lực của từng bản thân cán bộ. Mạnh dạn thuyên chuyển các cán bộ không đủ năng lực sang bộ phận khác.

+ Phải phân công, phân nhiệm rõ ràng, tránh giao công việc chồng chéo không đánh giá được kết quả thực hiện mà vai trò trách nhiệm người thực hiện không cao.

+ Xác định các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, xây dựng tiêu chuẩn công việc cho từng chức danh, xác định những yêu cầu về năng lực, trình độ học vấn, nhận thức cho từng vị trí cụ thể.

+ Mạnh dạn đề nghị bổ nhiệm các cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn giỏi, yêu ngành, yêu nghề, có tư cách đạo đức tốt vào các chức năng lãnh đạo phòng ban để hỗ trợ cho Ban lãnh đạo Chi nhánh.

Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động phù hợp với năng lực, sở trường, đánh giá một cách công bằng, chính xác hoặc đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí lãnh đạo đối với lao động giỏi, làm việc có năng suất và hiệu quả để kích thích người lao động ngày càng gắn bó và cống hiến hết lòng cho ngân hàng. Bố trí, sắp xếp nhân sự không thích hợp không những làm lãng phí năng lực của nhân viên mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả bộ phận và các bộ phận có liên quan.

- Phải xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên định kỳ để

nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng công nghệ mới: Chương trình đào tạo nhân viên của ngân hàng phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu vì trong lĩnh vực ngân hàng thì cạnh tranh về chuyên môn nghề nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên là chủ yếu. Khi ngân hàng có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh cả về chất lẫn lượng thì

ngân hàng sẽ phát huy được hết mọi thế mạnh của mình và làm giảm thiểu rủi ro một cách nhỏ nhất. Trong hệ thống hoạt động ngân hàng, rủi ro luôn tiềm ẩn do tất cả các khâu, các công đoạn trong kinh doanh của ngân hàng đều gắn liền với sự vận động của vốn tiền tệ. Để giảm thiểu rủi ro thì một trong những yêu cầu bắt buộc là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng không chỉ là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính - ngân hàng, mà còn đòi hỏi nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp. Bởi vì, có như vậy thì ngân hàng mới tư vấn cho khách hàng của mình các định hướng đầu tư vốn hiệu quả, đồng thời qua đó mới thẩm định chính xác các dự án đầu tư tín dụng.

Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai. Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, ngân hàng có thể một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 78 - 80)