Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 76 - 78)

Tăng năng lực tài chính của ngân hàng được xem là chiếc “đệm” để đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, bảo đảm một sự an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Nếu vốn kinh doanh quá thấp sẽ khiến các ngân hàng hoạt động luôn bị bất cập, bởi vì sẽ bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong việc mở các chi nhánh, phòng giao dịch, và do vậy, sẽ khó có cơ hội ngày càng tiến gần hơn đến các khách hàng mục tiêu và trên tất cả thì điều này đồng nghĩa với một sự thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Qua đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng MHB Kiên Giang cho thấy quy mô vốn kinh doanh còn thấp, ngân hàng là Chi nhánh trực thuộc không có vốn tự có mà nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là từ vốn huy động và nhận vốn từ Hội sở. Tuy nhiên cơ cấu vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh của ngân hàng còn khá thấp, dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận so với tổng vốn kinh doanh rất thấp do phải chịu chi phí trả lãi vốn vay từ Hội sở cao. Mặt khác một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ doanh lợi trên tài sản (ROA) còn thấp là do tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng còn khá cao.

Từ những nhận định trên đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng như sau:

- Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: Để tăng năng lực tài chính, ngân hàng cần có biện pháp đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thực hiện nguyên tắc " đi vay để cho vay " theo cơ chế lãi suất thị trường bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

+ Điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý nhằm tăng quy mô vốn kinh doanh ổn định cho đơn vị. Để thu hút loại tiền gửi này ngân hàng cần xây dựng chính sách khuyến khích khách hàng: mở các dịch vụ ưu đãi, dự thưởng, quà tặng, đưa ra nhiều hình thức huy động: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và trên 1 năm, phát hành kỳ phiếu.

+ Cải thiện thủ tục tiền gửi nhanh chóng theo hướng giao dịch một cửa.

+ Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu, và phổ biến cho khách hàng nắm được các hình thức huy động vốn của Ngân hàng cũng như khuyến khích sử dụng các tiện ích Ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thẻ ATM, chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước. Song song bên cạnh đó Ngân hàng thường xuyên phân tích và tiếp thị các tầng lớp khách hàng có nguồn thu nhập khác nhau để đưa ra các hình thức huy động phù hợp và thuận tiện cho người gửi tiền như tiết kiệm gửi góp đối với bộ phận có thu nhập ổn định hàng tháng, tiết kiệm bậc thang đối với người có nhu cầu sử dụng vốn bất kỳ lúc nào nhưng vẫn được hưởng lãi suất cao tương ứng theo thời gian gửi khi rút tiền kết hợp tiết kiệm dự thưởng có giá trị, khuyến mãi trực tiếp khi khách hàng gửi tiền bằng hiện vật hay tiền theo số lượng gửi.

+ Mở rộng, đẩy mạnh phát triển các loại dịch vụ ngân hàng như cung ứng dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thu tiền tại nhà.

- Nâng cao chất lượng tài sản có bằng các giải pháp kiểm soát và phòng chống

rủi ro: Trong kinh doanh rủi ro là một tất yếu và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng lại rất phức tạp và mang tính đặc thù: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng…. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính ngân hàng. Trong đó, rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, ngân hàng cần có các giải pháp đồng bộ sau nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro:

+ Đối với rủi ro tín dụng: xây dựng cơ chế kiểm soát tín dụng hữu hiệu, đặc biệt là ngăn chặn nợ xấu gia tăng. Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đúng theo quy định. Hoàn thiện hoạt động của phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ, phòng Quản lý rủi ro, tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin, nâng cao năng lực thẩm định dự án, đánh giá tài sản khách hàng.

+ Đối với rủi ro thanh khoản: Ngân hàng cần chú ý rủi ro thanh khoản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tập trung tín dụng trung dài hạn vào một số khách hàng lớn; tập trung nguồn vốn huy động không kỳ hạn vào một số khách hàng

lớn và khi họ rút bất ngờ, có thể dẫn đến mất thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản cần được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh khoản cần được thực hiện tuân thủ theo các quy định về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản của NHNN. Bộ phận có trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản phải biết đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản.

+ Đối với rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất phát sinh khi có chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Ngân hàng cần duy trì cơ cấu tài sản có vả tài sản nợ với những kỳ hạn cân xứng. Ngân hàng cần dựa trên những báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng. Tránh tình trạng tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn lạm phát dự kiến trong khi lãi suất cho vay không thể điều chỉnh được thì ngân hàng phải chịu rủi ro.

Ngoài ra ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý đối với các loại rủi ro khác như: rủi ro về ngoại hối (khi có phát sinh giao dịch ngoại hối), rủi ro từ hoạt động ngoại bảng, rủi ro về luật pháp…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)