6. Bố cục của đề tài
3.4 KIẾN NGHỊ
3.4.2 Kiến nghị với Hiệp Hội Sơn và Mực in Việt Nam
Để tạo điều kiện cho sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đồng thời thúc đẩy ngành Sơn Việt Nam phát triển bền vững thì Hiệp Hội Sơn và Mực in Việt Nam thường xuyên tập hợp, liên kết các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong ngành Sơn – Mực in của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên trước pháp luật; gĩp phần hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật ngành Sơn – Mực in. Tham gia tư vấn và phản biện với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành các chính sách cĩ liên quan tới việc phát triển ngành Sơn – Mực in Việt nam; tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp là hội viên về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, phát triển bền vững ngành Sơn – Mực in Việt Nam; vận động và tham gia ý kiến với hội viên là nhà sản xuất, luơn thực hiện tiêu chí nghề nghiệp: “đảm bảo sản xuất hàng hĩa chất lượng cao, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng”; cập nhật thơng tin phổ biến cho hội viên về tiến bộ khoa học, cơng nghệ, thơng tin thị trường trong nước, ngồi nước liên quan tới ngành Sơn – Mực in; thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến chuyên ngành Sơn – Mực in trong và ngồi nước; kết hợp với các trường Đại học, Viện, các Trung tâm nghiên cứu về Sơn – Mực in và các tổ chức liên quan để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, dạy nghề cho các doanh nghiệp trong hiệp hội
Xuất bản tập san ngành nghề, các tài liệu phổ biến kỹ thuật về Sơn - Mực in. Vận động, tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngồi nước theo quy định của pháp luật. Cần tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp Hội Sơn – Mực in thế giới nhằm giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, khoa học cơng nghệ về Sơn – Mực in.