Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Quận 9
Đúc kết của UBND Quận 9 về cơng tác giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư trên địa bàn quận là chính sách phù hợp, giải phóng mặt bằng thuận lợi, mỗi khi có vướng mắc về chính sách bồi thường, liên quan đến quyền lợi chính đáng của người dân, UBND Quận 9 bao giờ cũng báo cáo lãnh đạo Thành phố và chủ động tham mưu cho lãnh đạo Thành phố hướng tháo gỡ, do đó cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại quận nhận được sự đồng tình của đại đa số người dân. Các dự án lớn của quận như dự án Khu công nghệ cao giải phóng mặt bằng được hơn 98%, dự án Cơng viên Lịch sử văn hóa dân tộc gần 80%, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đạt 53%. Nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng 100% như dự án Khu Tái định cư Long Bửu, Khu Tái định cư Long Sơn, dự án xây dựng tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên… đến nay, Quận 9 đang thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của hơn 63 dự án.
Bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được, một trong những vấn đề bức xúc của người dân là giá bồi thường còn thấp và các đơn vị chức năng chưa thống nhất về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong cùng một khu vực, thậm chí trong cùng một dự án, song nhiều khi giá bồi thường lại rất khác nhau, đã tạo ra tâm lý không yên tâm trong dân. Đối với chính quyền địa phương, điều khó xử hiện nay là ứng xử như thế nào đối với những hộ dân bị giải tỏa trắng, song lại không đủ điều kiện để tái lập cuộc sống mới. Những hộ dân này đa phần có nhà diện tích nhỏ, tiền bồi thường khơng lớn, do đó sau khi nhận nền tái định cư không đủ tiền để xây nhà mới.
Công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất đối với người tái định cư đã được quận triển khai kịp thời. Từ năm 2007, UBND Quận 9 phối hợp với Khu Công nghệ cao và các doanh nghiệp trên địa bàn đã giải quyết
việc làm cho hơn 7.442 lao động, hỗ trợ vốn cho 2.919 hộ dân với tổng số tiền trên 55 tỷ đồng. Đối với học sinh, sinh viên con em những gia đình bị giải tỏa gặp khó khăn quận hỗ trợ học phí lên tới 2,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là những kết quả khiêm tốn vì Quận 9 có tới hơn 10.000 hộ dân bị giải tỏa…Nguyên nhân của việc này có từ cả hai phía. Với chính quyền, đó là mức hỗ trợ vốn theo quy định chỉ có tối đa 10 triệu đồng/người và 30 triệu đồng/hộ, quá ít để người dân có thể tạo dựng công việc mới. Với người dân, một bộ phận không nhỏ người lớn tuổi khơng có trình độ, khơng có tay nghề và kỹ năng chuyển đổi nghề mới. Khá nhiều lớp đào tạo nghề mở ra cho đối tượng này nhưng họ ít khi theo học cho hết khóa.
Cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Khu công nghệ cao
Dự án Khu cơng nghệ cao Quận 9 có quy mơ 913,1633 ha (trong đó 801 ha diện tích đất, 112 ha đất giao thông, sông, rạch) giải tỏa khoảng 3.113 hộ dân của 5 phường là Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B. Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được triển khai từ năm 2002.
Tiến độ thực hiện bồi thường của dự án đến nay đạt 100%, ban hành Quyết định bồi thường đối với 3.113 hộ dân với số tiền 1.874 tỷ đồng, ban hành Quyết định hỗ trợ chênh lệch giữa đất ở và đất nông nghiệp cho 2.449 hộ dân với 1.066,706 tỷ đồng. Đến nay công tác thu hồi mặt bằng đạt được 794,9453 ha đạt 99,24%, còn lại 35 hộ chưa bàn giao mặt bằng với diện tích 6,0547 ha.
Những khó khăn, vướng mắc mà dự án Khu công nghệ cao Quận 9 đã gặp phải trong q trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư:
Dự án đã kéo dài quá lâu, việc bồi thường, thu hồi đất được tiến hành từ năm 2002 đến nay vẫn chưa hồn thành cơng tác thu hồi đất, thời gian triển khai cũng cùng với thời điểm của dự án KĐTMTT, Quận 2. Dự án bị kéo dài lỗi không phải do chủ đầu tư mà do một số hộ dân nằm trong diện giải tỏa không chịu hợp tác. Một số hộ dân đang khiếu nại về quy trình thực hiện của thành phố. Đây là dự án thực hiện theo Luật đất đai trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực khơng phải áp dụng theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, do dự án kéo dài, nhiều người dân trong diện bồi thường giải tỏa đã không chịu hợp tác và cho rằng phải áp giá bồi
thường theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP nên dẫn tới tình trạng khiếu nại kéo dài. Với dự án Khu công nghệ cao thì chủ trương của thành phố vẫn giữ nguyên theo quy hoạch ban đầu mà không khoanh vùng dự án. Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã khiến người dân cho rằng đối với dự án này chủ đầu tư phải thỏa thuận với dân. Nhưng tại Điều 22 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì nhà nước chỉ hỗ trợ cho những hộ dân trực tiếp canh tác trên diện tích đất nơng nghiệp. Trong khi đó, những hộ dân cố tình khơng chịu trả mặt bằng chủ yếu là dân ở nơi khác đến và khi có thơng tin về quy hoạch hoặc trước đó đến mua với nhiều mục đích khác nhau và cũng không thể loại trừ yếu tố đầu cơ và địi tăng giá bồi thường.
Cơng tác chuẩn bị cho tái định cư cũng chưa được triển khai thực hiện tốt, việc chưa có sẵn các khu tái định cư ảnh hưởng ảnh lớn đến việc chấp hành di dời của các hộ dân.
UBND Quận 9 đã có nhiều kiến nghị trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được quan tâm giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, khó khăn nhất hiện nay để thu hồi mặt bằng 94 hộ còn lại là do ảnh hưởng của việc Tòa án nhân dân thành phố xét xử vụ khiếu kiện Quyết định hành chính của hộ bà Nguyễn Thị Hữu yêu cầu hủy Quyết định công bố giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và yêu cầu ban hành Quyết định theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến chính sách chung của dự án dẫn đến nhiều hộ nộp đơn khởi kiện, gây khó khăn trong cơng tác vận động bàn giao mặt bằng ở giai đoạn cuối và dắt dây nhiều trường hợp tương tự.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Quận 2
Kể từ khi thành lập quận từ năm 1997 đến nay Quận 2 đã và đang triển khai thực hiện cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư hơn 159 dự án với trên 28.140 hồ sơ, với diện tích bị ảnh hưởng khoảng 3.000 ha/ 5.018,06 ha (chiếm khoảng 60% diện tích đất tự nhiên tồn quận). Qua đó, có thể thấy được cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng có vai trị hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Quận 2 nói riêng và của thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Dự án đã hồn tất: 114 dự án, trong đó dự án thuộc ngân sách: 75 dự án, dự án ngoài ngân sách: 39 dự án.
Dự án chuẩn bị và đang thực hiện: 45 dự án, trong đó dự án thuộc ngân sách: 33 dự án, dự án ngoài ngân sách: 12 dự án.
Trong số 45 dự án chuẩn bị và đang triển khai thực hiện có 12 dự án thực hiện theo Luật Đất đai năm 1993, 05 dự án thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, 25 dự án thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013, 03 dự án thực hiện theo phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và được chia thành 03 nhóm dự án:
Nhóm 1: Các dự án xây dựng phát triển khu đơ thị mới, khu dân cư có 10 dự án (Khu đơ thị mới Thủ Thiêm; dự án Khu đô thị mới An Phú – An Khánh (131ha); dự án Khu nhà ở phường An Phú (87ha); dự án Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B (120ha); dự án chuyển mục đích sử dụng đất Quốc phòng tại phường Cát Lái và Bình Trưng Đơng;…).
Nhóm 2: Các dự án xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật, có 23 dự án (dự án đường Trục chính trong khu Liên hợp Thể dục Thể Thao Rạch Chiếc, dự án mở rộng đường Lương Định Của; dự án đường nối Nguyễn Văn Hưởng ra Xa lộ Hà Nội; dự án đường Trần Não; dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sơng khu vực cầu Giồng Ơng Tố; dự án xây dựng trục đường số 1, số 2 kết nối giao thông và khu đất 1,36ha lân cận khu tái định cư 38,4ha phường Bình Khánh; dự án xây dựng bãi hậu cần kỹ thuật và bến cuối của tuyến BRT số 1 thuộc dự án phát triển giao thông xanh thành phố; dự án đường Nguyễn Duy Trinh; dự án đường Đỗ Xuân Hợp; dự án Nguyễn Tư Nghiêm; dự án Lê Hữu Kiều; dự án Bờ kè khu phố 4; dự án đường 60, phường Thảo Điền; dự án Mở rộng Bến phà Cát Lái;…).
Nhóm 3: Các dự án xây dựng phát triển hạ tầng xã hội, khu cơng nghiệp có 12 dự án (dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Thảo Điền; dự án xây dựng trường THPT chất lượng cao Cát Lái; dự án xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc; dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè; dự án Xây dựng Cụm Công nghiệp; dự án Xây dựng cảng chuyên dùng tại khu công nghiệp Cát Lái (69ha); …).
Trong 159 dự án nêu trên có một số dự án trọng điểm với quy mô giải tỏa khá lớn, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người dân phải thay đổi tồn bộ, trong đó có các dự án phải giải tỏa tồn bộ hoặc một phần diện tích tự nhiên của các phường.
Kết quả thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các năm gần đây (từ năm 2010 đến năm 2017) là đã chi trả 8.713 hồ sơ với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 10.049,65 tỷ đồng, diện tích đã thu hồi 353,40ha, thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2-1. Kết quả thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 2 từ năm 2010 – 2017
STT Năm Hồ sơ Diện tích (ha) Số tiền (tỷ đồng)
1 2010 2.941 93,8324 3.535,279 2 2011 2.224 78,0900 2.397,600 3 2012 960 60,6439 1.489,069 4 2013 220 34,0482 588,417 5 2014 854 9,6375 292,775 6 2015 727 11,9630 662,005 7 2016 370 50,2033 733,765 8 2017 417 14,9860 350,74
Hình 2-1: Biểu đồ kết quả thực hiện cơng tác bồi thường từ năm 2010 đến 2017
Từ kết quả bảng 2-1 cho thấy: Từ sau khi triển khai Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, trên địa bàn Quận 2 đã thực hiện khá tốt cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để các dự án đầu tư được triển khai thuận lợi, góp phần thúc đẩy q trình cơ cấu chuyển dịch kinh tế, của quận, từng bước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hồn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong hai năm đầu (2010 -2011). Tuy nhiên, đến hai năm tiếp theo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giảm mạnh, số hộ gia đình đồng thuận chính sách bồi thường tái định cư giảm năm 2013 là 2.721 hộ, tức giảm 92,52% so với năm 2010. Điều này cho thấy sau khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ ra đời chỉ tạm thời giải quyết bất cập, vướng mắc đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Luật Đất đai năm 2003 trong thời gian ngắn và nhanh chóng khơng cịn phù hợp với thực tế tình hình kinh tế - xã hội nước ta vào năm thứ 3 trở đi, làm cho số dự án triển khai đã lâu nhưng vẫn chưa hồn tất cơng tác thu hồi đất. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên
.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 4000.0 1 2 3 4 5 6 7 8 Hồ sơ Diện tích (ha) Số tiền (tỷ đồng)
là do Sự khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và khó khăn trong nước như vốn, lạm phát cao, biến động thị trường đất đai, gây khó khăn cho cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; Thị trường đất đai biến động lớn, giá đất thị trường tăng cao, giá trị bồi thường, hỗ trợ người dân nhận được khi di dời không đủ để tự lo nơi ở mới; Quỹ tái định cư không đáp ứng nhu cầu bố trí tái định cư cho các hộ dân phải di dời của các dự án trên địa bàn quận, chính vì vậy người dân không đồng thuận chính sách di dời, dự án bồi thường bị kéo dài.
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Lương Định Của và nút giao thông Trần Não – Lương Định Của: Lũy kế thực hiện từ năm 2017 đến nay đã chi trả khoảng 154/154 hồ sơ , đạt tỷ lệ 100% về hồ sơ, với số tiền 341,31 tỷ đồng; trong
đó đã giao mặt bằng 101 hồ sơ, với diện tích thu hồi: 8.950,8 m2, còn lại 48 hồ sơ
chưa bàn giao mặt bằng, với diện tích: 5.786,3 m2 (phường An Phú 03 hồ sơ,
phường Bình An 28 hồ sơ, phường Bình Khánh 17 hồ sơ), đã bố trí tái định cư 09 nền đất tại khu 50ha Cát Lái. Đối với các hộ chưa đồng thuận, đã hoàn chỉnh hồ sơ gởi tiền ngân hàng và tiếp tục tiếp xúc, vận động để người dân đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng.
Dự án đầu tư xây dựng trục đường số 1, số 2 kết nối giao thông và khu 1,36ha lân cận khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh: Lũy kế thực hiện từ năm 2014 đến nay đã chi trả 56/56 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100% về hồ sơ, với số tiền 110,371 tỷ đồng;
trong đó đã thu hồi mặt bằng 51 hồ sơ, với diện tích thu hồi: 21.090,1 m2, còn lại 05
hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng, đã bố trí tái định cư 04 nền đất tại khu 50ha Cát Lái. Hiện nay dự án đang tiếp tục triển khai tiếp xúc, vận động các hộ chưa bàn giao mặt bằng. (Nguồn: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2, năm 2018)