PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nghiên cứu trường hợp một số dự án đầu tư trên địa bàn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 59)

Mục đích chính của chương này là trình bày hướng thu thập, xử lý dữ liệu, cũng như phân tích kết quả. Đầu tiên, phạm vi địa lý của nghiên cứu sẽ được trình bày nhằm làm rõ cách thức lấy mẫu. Các phân mục tiếp theo chi tiết quá trình lập bảng hỏi để thu thập dữ liệu nghiên cứu và hướng sử dụng bảng hỏi. Các phương pháp thu thập dữ liệu, những khó khăn trong quá trình thực địa và xử lý dữ liệu cũng sẽ được trình bày cụ thể. Nghiên cứu trình bày quá trình xử lý và các phương pháp phân tích dữ liệu, cũng như hệ thống đánh giá kết quả trong chương này. Cuối chương sẽ làm bảng tóm tắt.

3.1. Khu vực nghiên cứu

Trên địa bàn Quận 2 có vị trí nằm ở phía đơng của Thành phố, được hình thành vào ngày 01/4/1997 từ 05 xã thuộc huyện Thủ Đức là An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi. Hiện nay là 11 phường gồm An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đơng, Bình Trưng Đơng, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái.

Hình 3-1: Bản đồ hành chính Quận 2

Tên đơn vị hành chính 11 phường và diện tích của từng đơn vị cụ thể như sau:

Bảng 3-1. Các đơn vị hành chính cấp phường tại Quận 2

Số thứ tự Tên đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Phường An Phú 1.021,24 20,35

2 Phường Bình An 187,02 3,73

3 Phường Bình Trưng Đơng 331,44 6,61

4 Phường Bình Trưng Tây 205,21 4,09

5 Phường Thạnh Mỹ Lợi 1.325,08 26,41

6 Phường Thảo Điền 373,39 7,44

7 Phường Cát Lái 668,84 13,33

8 Phường Thủ Thiêm 150,43 3,00

9 Phường Bình Khánh 215,2 4,29

10 Phường An Lợi Đông 359,80 7,17

11 Phường Bình Khánh 180,07 3,59

Toàn Quận 5.017,72 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê Quận 2, 2017)

Hình 3-2: Biểu đồ diện tích 11 phường

Diện tích (ha)

1 Phường An Phú 2 Phường Bình An 3 Phường Bình Trưng Đơng 4 Phường Bình Trưng Tây 5 Phường Thạnh Mỹ Lợi 6 Phường Thảo Điền 7 Phường Cát Lái 8 Phường Thủ Thiêm 9 Phường Bình Khánh 10 Phường An Lợi Đơng 11 Phường Bình Khánh

5.017,72 ha, chiếm 2,39 % diện tích đất tự nhiên của Thành phố. Trong đó đất nơng nghiệp chiếm 44,68 %, đất ở chiếm 19,39 %, sông suối, kênh rạch tự nhiên chiếm 22,83 %, mặt nước chưa sử dụng chiếm 0,04 %. Quận 2 có quỷ đất rất lớn, thuận lợi cho đầu tư xây dựng các cơng trình và phát triển hệ thống giao thơng.

Bảng 3-2. Thống kê các loại đất của Quận 2

Số thứ tự Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất ở 972,97 19,39

2 Nông nghiệp 2.241,91 44,68

3 Đất chuyên dùng 621,69 12,39

4 Sông suối, kênh rạch 1.145,48 22,83

5 Đất bằng chưa sử dụng 33,64 0,67

6 Mặt nước chưa sử dụng 2,03 0,04

(Nguồn: Phịng Tài Ngun và Mơi Trường quận 2, 2007)

Hình 3-3: Biểu đồ các loại đất của Quận 2

Vị trí của Quận 2 rất thuận tiện trong đi lại, giao lưu với các vùng khác cả về đường bộ và đường thủy (có thể qua Quận 1 và Quận Bình Thạnh bằng cầu Sài Gòn, cầu Văn Thánh, cầu Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm), là cửa ngõ quan trọng của Thành phố để giao lưu quan hệ với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với những thuận lợi giao thông, cơ hội phát triển trên, Quận 2 được Ủy ban nhân dân

Diện tích (ha)

1 Đất ở 2 Nông nghiệp 3 Đất chuyên dùng 4 Sông suối, kênh rạch 5 Đất bằng chưa sử dụng 6 Mặt nước chưa sử dụng

Thành phố Hồ Chí Minh chọn là Quận để đầu tư phát triển thành trung tâm lớn của Thành phố trong tương lai, là khu trung tâm kinh tế - thương mại - dịch vụ hiện đại, có khu đô thị mới hiện đại, khu tái định cư, khu dãn dân cho các quận nội thành trong tương lai.

3.2. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu 3.2.1. Hướng tiếp cận 3.2.1. Hướng tiếp cận

Nghiên cứu này dựa theo các tiêu chuẩn dự án đã được nhắc đến. Để có thể giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu cần phải thu thập các nguồn dữ liệu khác nhau liên quan đến việc quy hoạch đất ở Quận 2 để biết được tình hình thi hành ở địa phương này. Bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên các yếu tố trích lọc được từ phần tham khảo tư liệu, nhất là các chỉ số đánh giá một dự án thành công.

Các câu hỏi được thiết kế để phỏng vấn từng hộ gia đình, các tổ chức, cũng như những nguồn liên quan. Chúng giúp ta thu thập được nhiều nguồn thơng tin ở nhiều góc độ khác nhau, đặt biệt là sự trải nghiệm thực tế của tơi. Để có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bảng hỏi được định hướng theo mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu. Trước khi thiết kế bảng hỏi, các chỉ số đánh giá dành cho các yếu tố khác nhau được xác lập và từ đó bảng hỏi được thiết kế theo các tiêu chí này, phục vụ cho nghiên cứu thực địa.

3.2.2. Cấu trúc bảng hỏi

Điều tra bằng phiếu soạn sẵn, với hai đối tượng phỏng vấn, nội dung dựa vào 6 yếu tố với các biểu hiện và các tiêu chí theo Bảng 3-8. Mức độ tuân thủ là làm tốt các tiêu chí đề ra; tuân thủ một phần là mức độ đạt được cơ bản các tiêu chí, cịn một vài các tiêu chí cịn hạn chế; chưa tn thủ là khơng thực hiện hay có thực hiện nhưng chưa thực hiện tốt các tiêu chí đề ra.

- Điều tra các nhà quản lý, chuyên viên có kinh nghiệm:

+ Nội dung điều tra: những bất cập về chính sách, quy trình thực hiện khi triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. (theo mẫu điều tra số 2, đính kèm mẫu tại phần phụ lục 2).

+ Nội dung điều tra: về công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giá cả bồi thường về nhà đất, vật kiến trúc, chính sách tái định cư và các khoản hỗ trợ khác. Do tính phức tạp trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất nên tác giả thu hẹp nội dung phỏng vấn, đơn giản, nhanh, dễ hiểu, mức độ đánh giá chỉ mang tính chất định tính: phù hợp, không phù hợp hoặc ý kiến khác; việc tuân thủ, tuân thủ một phần hay chưa tuân thủ theo hệ thống đánh giá của các yếu tố, dựa trên các biểu hiện và các tiêu chí.

+ Số lượng mẫu: dựa trên tổng số các hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị giải tỏa trong 02 dự án thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu mức độ hài lịng cũng như mong muốn của người dân (theo mẫu điều tra số 3, đính kèm mẫu tại phần phụ lục 3), cụ thể:

* Dự án Mở rộng đường Lương Định Của và Nút giao thông đường Trần Não – Lương Định Của: Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 154 hộ, thực hiện lấy mẫu phiếu điều tra là 110 phiếu (người dân 95 người, nhà quản lý 15 người).

* Dự án Xây dựng trục đường số 1, số 2 vào khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh: Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 56 hộ, thực hiện lấy mẫu phiếu điều tra là 28 phiếu (người dân 20 người, nhà quản lý 08 người).

Trên phạm vi nghiên cứu số hộ dân di dời trong 2 dự án là (56+154 = 210 hộ dân), việc xác định số lượng phiếu cần điều tra người dân được xác định bằng cách sử dụng công thức xác định cỡ mẫu đơn giản của Trung tâm Thông tin và phân tích số liệu Việt Nam (VIDAC):

n: số mẫu cần lấy

N: số hộ dân đang sử dụng đất trên địa bàn điều tra; e: mức độ chính xác mong muốn (e = 1- độ tin cậy)

Với mong muốn kết quả khảo sát sẽ đạt độ tin cậy là 95% thì số mẫu: n = 210/(1+ 210 *(1- 0,95)2) = 138 (người)

Do đó, số lượng phiếu điều tra: Tổng lượng phiếu đã điều tra là 138 phiếu, trong đó đối tượng là nhà quản lý, chuyên viên là 23 phiếu và người sử dụng đất là 115 phiếu.

3.3. Chuẩn bị thu thập và tiếp cận dữ liệu

Việc xác định các dữ liệu cần thu thập được xem là bước chuẩn bị thực địa đầu tiên. Kế hoạch thực địa được dự tính và nhóm am hiểu được xác định, thông báo về cuộc phỏng vấn qua điện thoại bàn hoặc email. Phương pháp thu thập dữ liệu được xác lập trước khi đi thực địa. Danh sách các cán bộ liên quan đến khu vực được nghiên cứu được chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Thư hỗ trợ cũng được chuẩn bị, nhằm kêu gọi sự giúp đỡ từ các cá nhân và các cán bộ liên quan trong công tác thực địa. Bản tiếp xúc cũng được soạn thảo nhằm tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu cũng được rà soát và chỉnh sửa cẩn thận.

3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu

Mục tiêu chính của việc thu thập dữ liệu trực tiếp và gián tiếp là nhằm có được các dữ liệu cần thiết để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các phân mục dưới đây trình bày những phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu trực tiếp lẫn dữ liệu gián tiếp.

3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp

Thu thập dữ liệu từ hộ dân: Mục tiêu chính của việc khảo sát hộ dân là tìm hiểu ý kiến của họ về quy hoạch trong vùng. Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được sử dụng cho nghiên cứu do đối tượng phỏng vấn chỉ gồm những người sinh sống và làm việc tại khu vực. McNeill & Chapman (2005) miêu tả “Phương pháp

chọn mẫu có chủ đích được nhà nghiên cứu sử dụng khi chỉ có nhóm người hoặc khu vực được nghiên cứu mới phù hợp với đối tượng nghiên cứu.” Lý do khác để

chọn lựa phương pháp này nằm ở sự tương thích giữa việc chọn mẫu có chủ đích và dân số nhỏ, cũng như một đặc tính nào đó của dân số được nghiên cứu kỹ lưỡng (Kothari, 2004). Các hộ bị mất đất và nhà cửa do thu hồi sẽ được phỏng vấn. Tuy nhiên, sẽ mất rất nhiều thời gian, kinh phí, và cơng sức để nghiên cứu bao qt hết toàn bộ dân số cần được phỏng vấn (Kothari, 2004). Vì thế, tổng cộng 115 người có

nhà, đất nằm trong dự án được tiếp xúc phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ bắt đầu với những câu hỏi và ghi chú câu trả lời vào bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn theo ý của người được phỏng vấn. Danh sách các hộ được tiếp xúc được trình bày ở Phụ lục 2, 3.

Phỏng vấn nhóm am hiểu: Điều tra những bất cập về chính sách, quy trình thực hiện khi triển khai cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Số lượng mẫu: 23 phiếu theo Mẫu điều tra số 2 (đính kèm mẫu tại phần phụ lục).

Quan sát thực tế: Mục tiêu của việc quan sát thực tế là ghi nhận được hiện

trạng thực hiện dự án, các khu nhà bị phá dỡ, hay các phần đất trống. Nói cách khác, phương pháp này cho phép thu thập các dữ liệu về tiến trình đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu (Kothari, 2004, p. 96). Bằng phương pháp này, nghiên cứu có thể thu được các bằng chứng từ phần đường vừa được trải nhựa cho đến các phần nhà cửa bị dỡ bỏ, đồng thời giúp đánh dấu diện tích thi cơng trên bản đồ khu vực nghiên cứu. Từ đó, tác động của dự án sẽ được ghi nhận.

3.4.2. Thu thập dữ liệu gián tiếp

Các tư liệu liên quan đã được thu thập trong chuyến thực địa nhằm phục vụ nghiên cứu. Các tư liệu khác như báo cáo thường niên về các dự án, đính kèm theo danh sách các thành phần tham gia trong q trình hoạch định dự án, kinh phí dự án và tiến trình thi cơng dự án, cũng được tổng hợp. Bản kế hoạch quy hoạch đất cũng như các báo cáo về các dự án cũng được tổng hợp để phân tích. Thu thập thơng tin từ báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí, sách, Internet, đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, số liệu thống kê có liên quan, các báo cáo kinh tế - xã hội, các báo cáo về chỉ đạo, điều hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm tại địa bàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chủ yếu được cung cấp từ Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, phịng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, phịng Quản lý đơ thị.

3.5. Các khó khăn trong cơng đoạn thu thập dữ liệu thực tế

Do hệ thống quản lý dữ liệu tại khu vực nghiên cứu cịn hạn chế, khó có thể thu thập các dữ liệu gián tiếp theo đúng tiến độ. Ngay cả những dữ liệu có sẵn vẫn chưa được sắp xếp kỹ lưỡng nên cần nhiều thời gian để phân loại chúng. Các cán bộ

chuyên môn vướng bận nhiều cơng việc và cuộc họp. Vì thế, việc thu thập dữ liệu cần thiết từ nhóm am hiểu là rất khó khăn.

3.6. Xử lý dữ liệu

Việc xử lý dữ liệu bao gồm các bước tiêu chuẩn cho đến khi dữ liệu có thể phân tích được bằng phương pháp thủ cơng và bằng máy tính. Quy trình bắt đầu từ việc tổng hợp, sắp xếp các dữ liệu theo từng nhóm yếu tố và chỉ số tương ứng. Các dữ liệu định lượng thu thập được từ các buổi tiếp xúc hộ gia đình được xử lý bằng MS Excel để thuận tiện cho việc phân tích thống kê lẫn phân tích đồ thị. Các dữ liệu định tính thu thập được từ các tài liệu về dự án, hệ thống luật pháp, các câu hỏi phỏng vấn và từ quan sát thực địa được xử lý thủ công để phân tích do lượng dữ liệu không quá lớn.

3.7. Các nguyên tắc đạo đức và giám sát chất lượng dữ liệu

Các vấn đề đạo đức về phương thức thu thập thông tin, đạt được sự đồng thuận từ phía người trả lời, đảm bảo tính tuyệt mật, đảm bảo dữ liệu chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Các câu hỏi khảo sát hộ dân cũng được trình bày rõ ràng và đảm bảo người được phỏng vấn hiểu câu hỏi.

3.8. Phương pháp phân tích và đánh giá dữ liệu

Mục này nhằm đánh giá và phân tích cả dữ liệu trực tiếp lẫn gián tiếp. Vì cả hai được thu thập trong quá trình thực địa, phương pháp được sử dụng đối với dữ liệu định tính là phân tích nội dung, cịn dữ liệu định lượng được xử lý với MS Excel, dựa theo các tiêu chí đánh giá đã được đề ra.

3.8.1. Các tiêu chí đánh giá

Các chỉ số được thiết lập dựa trên tiêu chí đánh giá và cả hai đều được đúc kết từ phần tham khảo tài liệu, thực trạng quy hoạch đất ở bốn quốc gia (Ấn Độ, Tanzania, Mozambique và Úc), từ LGAF cũng như các khuyến nghị về chuẩn thi hành trong các dự án được Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á hướng dẫn (theo mục 1.14). Chúng đều được sử dụng cho mục đích đánh giá. Hướng tiếp cận các tiêu chí đánh giá dựa vào những yếu tố khác nhau của quá trình đánh giá, hay tiêu chí đánh giá tiến độ nhằm mục đích so sánh (Steudler, 2004).

3.8.2. Hệ thống đánh giá sử dụng trong nghiên cứu

Phương pháp đánh giá được sử dụng cho các phần tiếp theo của nghiên cứu được trình bày theo hệ thống các tiêu chuẩn được đề ra trong phân mục này. Hệ thống các tiêu chí đánh giá đưa ra quy định, cũng như các yếu tố cần được nghiên cứu này đánh giá (Reijers & Liman Mansar, 2005). Do đó, hướng tốt nhất vẫn là thiết lập một hệ thống đánh giá dựa theo các tiêu chí đánh giá quá trình quy hoạch đất. Các chỉ số đánh giá cũng như các tiêu chuẩn đều được được trình bày trong chương 1 (mục 1.12). Trên thực tế, có rất nhiều bộ tiêu chí đánh giá dùng để kiểm định mức độ thành cơng của q trình quy hoạch đất; nhưng do giới hạn nghiên cứu, cũng như các yếu tố và nhiệm vụ của nghiên cứu này mà chỉ có một vài tiêu chí đánh giá được sử dụng nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các tiêu chí được chọn và tóm tắt ở Bảng 3-8.

Bảng 3-8: Hệ thống đánh giá các yếu tố, các biểu hiện và các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nghiên cứu trường hợp một số dự án đầu tư trên địa bàn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)