Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành an tồn giao thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU

2.3 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành an tồn giao thơng

Đã có nhiều nghiên cứu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề tham gia giao thông và an tồn giao thơng. Phần sau đây trình bày tổng qt nội dung chính của các nghiên cứu tiêu biểu. Qua lược khảo này, tác giả rút ra những câu hỏi phổ biến trong nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn giao thông, phương pháp nghiên cứu. Đồng thời cũng là cơ sở để so sánh kết quả của nghiên cứu này.

“Drinking and Driving in Vietnam: Public Knowledge, Attitudes, and Practices, Traffic”– 2012 của tác giả Nhan T.Tran và cộng sự

Cuộc khảo sát được tiến hành tại 3 tỉnh là Hà Giang, Ninh Bình và Bắc Giang kéo dài hơn 2 tháng và số lượng mẫu là 633 người. Phương pháp điều tra là khảo sát ngẫu nhiên những người trên 18 tuổi tại các trạm xăng thuộc 6 huyện của 3 tỉnh miền bắc Việt Nam. Bài viết nhận định rằng việc tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam là hoàn toàn tự do, những người tham gia phỏng vấn đều có nhận thức phù hợp về việc tiêu thụ rượu và ảnh hưởng của nó đối với việc lái xe, cụ thể là lái xe trong khi chịu ảnh hưởng của rượu có thể gây ra tai nạn. Tuy nhiên nhiều người tham gia nghiên cứu (65%) thừa nhận đã hạn chế uống rượu (chứ không phải là không uống) khi họ

sử dụng rượu trước khi lái xe và họ cũng thừa nhận rằng khơng có phương pháp thay thế cho việc tự lái xe về nhà.

Nghiên cứu này cho thấy việc uống rượu và lái xe vẫn là một vấn đề ở Việt Nam, một mối lo ngại lớn là Việt Nam đang tăng tỷ lệ xe cơ giới và điều này sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thơng đường bộ nếu khơng có sự can thiệp hiệu quả. Để nhằm mục tiêu làm giảm việc uống rượu và lái xe ở Việt Nam, chúng tôi kêu gọi một cách tiếp cận nhiều mặt và vấn đề bao gồm các chiến dịch tuyên truyền,nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, hậu quả của việc uống rượu bia, giáo dục công cộng và tăng cường thực thi pháp luật và các chương trình giới hạn số lượng đồ uống có cồn cho tài xế hoặc cá nhân trẻ hoặc những dịch vụ cần thiết hỗ trợ việc đi lại sau khi uống rượu bia.

“Knowledge, atitute and practice towards road traffic regulation among youth in Hulhumale”– 2016 của tác giả Jaadhulla Saeed.

Bài viết chỉ ra rằng các yếu tố chính là tốc độ, dây an toàn, biển báo giao thông đường bộ và sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Đây là những yếu tố mà hầu hết các quốc gia đã đưa ra quy định và những quy định này đã bị người dân vi phạm mỗi ngày. Số lượng các vụ tai nạn giao thông liên tục tăng qua các năm do các phương tiện và dân số tăng. Với 100% phản hồi, 98,9% người tham gia biết quy định giao thông đường bộ. Các câu hỏi về thái độ đối với quy định là tích cực hơn 80%. Tuy nhiên, luật vi phạm 79,9%, 60,7% lái xe khơng có giấy phép, hơn 85% lái xe vượt quá tốc độ cho phép, 88% đi vào vạch kẻ trắng khi qua đường và 93,7% không tuân theo biển báo giao thơng. Cũng theo khảo sát thì đa số có kiến thức tốt, cao. Tuy nhiên, thực hành tiêu cực lại có tỷ lệ cao trong những người phỏng vấn và rất nhiều trong số họ đã vi phạm luật giao thơng. Do đó, theo kết quả của bài nghiên cứu thì cơ quan chức năng phải tăng cường hệ thống giám sát giao thông một cách tốt hơn.

“Community Attitudes to Road Safety - Wave 19, 2006”– 2006 của tác giả

Bài viết chỉ ra rằng các nguyên nhân dẫn đến tai nạn đường bộ cao nhất bao gồm tốc độ, thiếu chú ý/ thiếu tập trung và uống rượu bia khi lái xe.

Các câu trả lời đầu tiên về ngun nhân dẫn đến tai nạn giao thơng thì có 35% số người được phỏng vấn trả lời là tốc độ, có 18% số người tham gia phỏng vấn trả lời là thiếu chú ý/ thiếu tập trung, 11% số người tham gia phỏng vấn trả lời là mệt mỏi và 11% số người tham gia phỏng vấn trả lời là uống rượu bia khi lái xe. Yếu tố tốc độ giảm từ 40% trong năm 2005 xuống còn 35% trong năm 2006, yếu tố thiếu chú ý/ thiếu tập trung lại tăng từ 11% trong năm 2005 đến 18% trong năm 2006, yếu tố mệt mỏi tăng từ 8% trong năm 2005 đến 11% trong năm 2006 và yếu tố uống rượu bia khi lái xe vẫn không đổi trong 2004 và 2005 là 11%.

Khi người phỏng vấn được yêu cầu trả lời các yếu tố thường xuyên dẫn đến tai nạn giao thơng thì có 58% số người tham gia phỏng vấn trả lời là tốc độ, lái xe sau khi uống rượu bia 52%, thiếu chú ý 36% / thiếu tập trung và 30% lái xe mệt mỏi. Sự gia tăng trong tổng số đề cập về sự không tập trung / thiếu tập trung (tăng từ 31% đến 36%), uống rượu bia và lái xe (từ 48% đến 52%) và mệt mỏi của tài xế (26% đến 30%) đều có ý nghĩa thống kê.

Những thay đổi đáng chú ý bao gồm việc đề cập đến việc tăng lên do sự mệt mỏi của tài xế trong các vụ va chạm trên đường (từ 19% đến 30% trong giai đoạn này, đã đạt đỉnh ở mức 35% vào năm 1999) và đề cập đến việc không tập trung / thiếu tập trung là một yếu tố góp phần vào sự cố trên đường (tăng từ 22% đến 36%). Nghiên cứu của Viện Khoa học Y dược Ấn Độ năm 2017 về kiến thức thái độ và thực hành của các sinh viên y khoa trong việc chấp hành các quy định an tồn giao thơng đường bộ cho thấy sinh viên chỉ có mức độ kiến thức vừa phải, nhưng có thái độ tuân thủ tốt. Tai nạn giao thông chủ yếu do con người gây ra và tổn thương quan trọng nhất là cơ thể con người. Tác giả đề xuất thiết lập hệ thống giao thơng an tồn và đền bù phù hợp cho những tổn thương đến con người. Mẫu khảo sát bao gồm 150 sinh viên y khoa và 50 sinh viên khoa điều dưỡng. Phương pháp thu thập thông tin là dựa theo bảng phỏng vấn cấu trúc. Bảng phỏng vấn bao gồm các thông

tin về cá nhân, và tiếp theo là các câu hỏi theo thang đo Likert về kiến thức (15 câu) thái độ (8 câu), và thực hành (12 câu) của sinh viên

Nghiên cứu năm 2016 tại Ajiman-UAE của Hazarmerdi và cộng sự để đánh giá kiến thức thái độ và thực hành của sinh viên đại học Y vùng Vịnh và hậu quả của các hành vi lái xe nguy hiểm. Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn cấu trúc với 216 sinh viên. Bảng phỏng vấn gồm các câu hỏi về kinh tế, xã hội và nhân chủng học, 8 câu hỏi về kiến thức, 17 câu hỏi về thái độ, 13 câu hỏi về thực hành, và 12 câu hỏi khác liên quan đến hậu quả của các tai nạn lái xe. Kết quả cho thấy, kiến thức của các sinh viên khá tốt. Hầu hết sinh viên cho rằng bản thân mình lái xe cẩn thận, nhưng lại cho rằng những người khác có hành vi lái xe không tốt. Những hành vi tốt theo sinh viên là mang dây bảo biểm, quan sát kỹ khách bộ hành, và nhường đường cho xe khác khi cần thiết. Những hành động không tốt là không thường xuyên kiểm tra túi khí, khơng giữ khoảng cách an tồn khi đi sau xe khác. Kết quả cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành lái xe ảnh hưởng mạnh đến hành vi lái xe an toàn và hậu quả của các tai nạn và các hình thức phạt (ở mức độ khác nhau) do vi phạm quy định giao thông.

Nghiên cứu của Ranjan và cộng sự (2018) sử dụng số liệu khảo sát 372 sinh viên trường dự bị đại học tại thành phố Raichur, Ấn Độ về kiến thức, thái độ và thực hành an tồn giao thơng. Bài báo nêu nhận định rằng nhận thức về giao thông đường bộ là một trong những vấn đề quan trọng trong tuân thủ luật lệ giao thông. Những sinh viên thiếu kiến thức về rủi ro thường không nhận ra được hậu quả của những rủi ro có thể xảy ra cho tính mạng và tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng một nữa số sinh viên khảo sát có đủ kiến thức về luật lệ an tồn giao thơng. Dựa theo kết quả nghiên cứu, bài báo đề xuất các giải pháp bao gồm: a) tạo dựng một chương trình tổng hợp bao gồm sinh viên, giảng viên, các cơ quan luật pháp và chính quyền, các nhà nghiên cứu chính sách về vấn đề phịng ngừa những tổn thương do tai nạn giao thông; b) Xây dựng các biện pháp đồng bộ về mạng lưới

hệ thống giao thơng; và c) cần có sự chấn chỉnh, biện pháp thay đổi thái độ và thực hành khơng tốt an tồn giao thơng trong sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)