.4 Cảm nhận mức độ hiểu biết về luật/quy định giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Bảng 4.4 Cảm nhận mức độ hiểu biết về luật/quy định giao thông

Ý kiến trả lời Số quan sát Tỷ lệ %

Rất tốt 30 14.1

Trung bình 139 65.3

Chỉ biết những quy định cơ bản 44 20.7

Tổng cộng 213 100.0

Nguồn: Kết quả do tác giả khảo sát tại Tp.HCM năm 2019

Khi được hỏi đánh giá cảm nhận chung về mức độ hiểu biết về quy định/luật giao thơng thì đại đa số sinh viên trả lời là hiểu biết chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 65,3%), phần tiếp theo chỉ biết những quy định cơ bản (chiếm 20,7%) và biết rất tốt chiếm (14,1%). Vậy đa phần trả lời đều cảm nhận là họ chỉ biết ở mức độ trung bình. Việc hiểu biết ở mức độ trung bình có thể hiểu rõ hơn khi chỉ có 31,9 % sinh viên trả lời rằng họ có cập nhật kiến thức giao thơng, trong khi đó 145 sinh viên (68,1%) khơng có cập nhật những quy định. Điều này nói lên sự cần thiết để trang bị thêm những kiến thức và tăng cường mức độ hiểu biết của sinh viên về những quy định trong luật giao thông đường bộ.

4.2.2 Nhận thức về những yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông

Nhận thức về những yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông được đưa ra trong bảng câu hỏi. các sinh viên được hỏi ý kiến về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng, là nguyên nhân đưa đến các vụ tai nạn giao thông. Kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân quan trọng nhất nhận được tần suất nhắc đến nhiều nhất (tính theo tổng số ý kiến của một nguyên nhân) là tốc độ không phù hợp sử dụng rượu bia trước khi lái xe chiếm khoảng 40% ý kiến trả lời (39,9% đến 40,4%); sử dụng các chất kích thích gây nghiện khác (35,6%); thái độ khi lái xe (33,8%); khơng có kinh nghiệm lái xe (27,7%); phản xạ yếu do người lái xe quá lớn tuổi (26,3%).

Sử dụng các chất kích thích gây nghiện làm ảnh hưởng hệ thống thần kinh và có khả năng làm ảnh hưởng sức khỏe của lái xe. Tuy nhiên, để xác định mối quan hệ giữa nồng độ sử dụng các chất kích thích và mức rủi ro gia tăng tai nạn là điều phức tạp hơn so với bia rượu. Một trong những điều này là do các chất kích thích, khơng giống như bia rượu có mối quan hệ đơn giản và rõ ràng về nồng độ và mức độ suy yếu sức khỏe. Cho đến nay vẫn chưa có những minh chứng mạnh mẽ rằng sử dụng các chất kích thích, gây nghiện liên quan đến gia tăng tai nạn giao thơng. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng thuyết phục là sử dụng các chất gây nghiện và sử dụng bia rượu có liên quan nhau (Moskowitz, 1985).

Kết quả về câu hỏi yếu tố nào là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông cũng cho kết quả tương tự. Tốc độ không phù hợp là yếu tố quan trọng nhất. Trong các yếu tố có tỷ lệ trả lời các nhất thì có 3 yếu tố xếp hạng đầu tiên là các yếu tố thuộc về hành vi giao thông, và kế tiếp là hai yếu tố thuộc về thái độ, kỹ năng của người điều khiển phương tiện giao thơng. Các yếu tố khác thuộc về nhóm thái độ, kỹ năng bao gồm: bị chi phối/ không tập trung, thiếu huấn luyện, và bất cẩn chiếm khoảng 12%-13% tỷ lệ tổng ý kiến trả lời. Các yếu tố thuộc nhóm ít có khả năng ảnh hưởng đến tai nạn giao thông là sự cưỡng chế thi hành của cảnh sát, tình trạng kỹ thuật của phương tiện, hạ tầng giao thông, thời tiết thuộc về các yếu tố mơi trường ngồi ý định chủ quan của con người. Kết quả này tương tự kết quả khảo sát thái độ của người dân về an tồn giao thơng tại Úc năm 2017, yếu tố sự cưỡng chế

thi hành, tình trạng kỹ thuật của phương tiện, hạ tầng giao thơng có tỷ lệ rất thấp người dân cho rằng không phải là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tai nạn giao thông (Commonwealth of Australia, 2018).

Hình 4.3 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

Nguồn: Kết quả do tác giả khảo sát tại Tp.HCM năm 2019

10,80% ý kiến sinh viên cho rằng mệt mỏi, đuối sức khi lái xe là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thơng. Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng mệt mỏi, đuối sức khi lái xe. Từ các đặc điểm của người lái (tuổi trẻ, thiếu ngủ, có vấn đề về bệnh lý); các yếu tố tạm thời (làm việc quá nhiều trước khi lái xe, lái liên tục nhiều ngày, trong tình trạng bị sốc, trong khoảng 2 đến 5 giờ sáng); các yếu tố môi trường (lái xe trên quãng đường chưa quen, điều kiện thời tiết); các yếu tố liên quan đến buồn ngủ (ngủ chưa ngon giấc trước khi lái, có sử dụng thuốc gây buồn ngủ).

40,38 39,91 35,68 33,80 27,70 26,29 13,15 12,68 12,21 10,80 9,39 8,45 8,45 6,57 5,63 5,16 3,76 13,62 10,80 13,15 9,39 10,33 5,16 5,16 4,23 4,23 4,69 2,82 3,29 3,29 3,29 2,35 2,35 1,88 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 Tốc độ/quá tốc độ/ tốc độ khơng thích hợp … Lái xe khi đã vừa mới uống rượu/bia Lái xe có sử dụng các chất kích thích/gây …

Thái độ của lái xe (điềm tỉnh/thái … Khơng có kinh nghiệm, mới bắt đầu lái xe

Người lái xe quá lớn tuổi (phản xạ yếu) Thiếu tập trung, không chú ý, bị chi phối Bất cẩn, lái ẩu Chưa được huấn luyện đầy đủ, hồn chỉnh …

Lái xe trong tình trạng mệt mỏi, đuối sức Không tuân thủ qui định giao thông (bật …

Không hiểu biết về qui định giao thông … Thời tiết (sương mù, khói bụi, ẩm ướt, … Hạ tầng đường giao thơng (mặt đường, … Khơng giữ khoảng cách an tồn giữa các xe

Tình trạng của phương tiện (thắng, vỏ xe, … Quá ít cảnh sát giao thông, thiếu sự cưỡng …

Nghiên cứu tại New Zealand cho thấy một số yếu tố sau đây gia tăng rủi ro gây tai nạn giao thơng rất đáng kể: lái xe trong tình trạng cảm thấy buồn ngủ, ngủ ít hơn 5 giờ trong ngày hơm trước, lái xe trong khoảng từ 2 đến 5 giờ sáng. Khi các hành vi này được giảm thiểu giúp giảm số lượng tai nạn giao thông khoảng 19%. Số tai nạn lái xe vào ban đêm cũng tăng khoảng 10 lần so với thời gian ban ngày, đặc biệt các tài xế xe tải, do thời gian làm việc kéo dài, làm việc ban đêm bất thường (Royal Society for the Prevention of Accidents, 2002).

4.2.3 Thái độ đối với an tồn giao thơng

Khi được yêu cầu sếp mức độ đồng ý các phát biểu liên quan đến tai nạn giao thơng thì kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)