5.1 Kết luận và kiến nghị
Thông qua số liệu thu thập được từ bài nghiên cứu thì hầu hết mọi người có vẽ đều hiểu biết về luật giao thông. Đa số người được hỏi đều trả lời biết về luật giao thông, về các quy định như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, biển báo giao thông, nồng độ cồn. Tuy nhiên khi được hỏi về tốc độ tối đa cho phép thì hầu hết mọi người đều trả lời sai, chỉ có 20,2% các bạn trả lời đúng. Qua đó có thể thấy rằng mọi người chỉ biết phần nào về luật giao thông chứ không hiểu cặn kẽ. Chính vì vậy nhà nước cần có chính sách cải cách việc dạy, học và thi sát hạch lái xe. Cần có sách, giáo trình cụ thể trong các buổi dạy về luật giao thông, cần nghiêm túc hơn hơn và minh bạch hơn trong quá trình cấp Giấy phép lái xe, tránh tình trạng thi hộ, mua bằng … . Ai chưa nắm bắt được luật phải bắt học lại cho đến khi đạt yêu cầu, đối với những người lớn tuổi hay trình độ thấp thì cần phải có người kèm cập, hướng dẫn để tất cả mọi người khi có bằng lái xe thì phải biết về luật giao thơng. Khi biết rõ và nắm bắt về luật giao thơng thì mọi người sẽ tham gia giao thông an tồn hơn. Tuyệt đối khơng cấp giấy phép lái xe cho người khơng đủ trình độ hoặc khơng chịu học hành nghiêm túc. Chỉ có như vậy mới nâng cao được kiến thức của người tham gia giao thông.
Đặc biệt hơn nữa khi được hỏi về việc bạn có thường xun cập nhật luật an tồn giao thơng khơng thì có tới 68,1% trả lời là không cập nhật. Đa phần lý do không cập nhật là “khơng rảnh”, “ khơng cần thiết”, “khơng có kênh cập nhật thơng tin”. Chính vì vậy đây là điều đáng lên án khi rất nhiều bạn tham gia giao thông vẫn không biết cặn kẽ luật giao thông và cũng không cập nhật kiến thức an tồn giao thơng thường xun. Do đó cần có những chương trình truyền thơng về luật giao thơng đường bộ để mọi người có thể trao dồi thêm, cập nhật thêm kiến thức và luật giao thông. Tổ chức truyền thông, vận động người tham gia tuyên truyền lại cho những người thân và những người khác để tạo ra một sự lan tỏa tốt trong xã hội. Để tất cả mọi người sẽ thường xuyên cập nhật kiến thức về luật giao thông tốt hơn.
Hầu hết tất cả các sinh viên điều biết về quy định về việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Tuy nhiên việc vừa sử dụng điện thoại di động vừa lái xe hiện nay đang rất phổ biến đối với các bạn sinh viên (gần 30%) và thực tế cũng cho thấy rằng khi quan sát cũng có rất nhiều người vừa nghe điện thoại vừa lái xe, cá biệt còn vừa nhắn tin vừa lái xe. Hành vi thực tế như trên là rất nguy hiểm cho bản thân người lái xe cũng như những người xung quanh. Việc vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại là việc làm đáng lên án.
Tương tự như việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Việc sử dụng rượu bia trước khi lái xe cũng đang rất phổ biến mặc dù hầu hết các bạn sinh viên đều biết quy định này. Sử dụng bia rượu trước khi lái xe là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông (chiếm hơn 40% - theo WHO). Tuy nhiên việc sử dụng bia rượu trước khi lái xe là việc làm gần như là hiển nhiên tại Việt Nam, các quán nhậu khắp các đường phố, người sử dụng rượu bia nhiều vô số kể và rất ít người sau khi sử dụng rượu bia mà không tự lái xe về nhà và hậu quả sẽ ra sao khi xảy ra tai nạn giao thông. Đây cũng là vấn đề đáng được lên án.
Sau vấn đề về luật giao thơng thì khi được hỏi về nhận thức các yếu tố có thể gây tai nạn giao thơng thì kết quả khảo sát cho thấy ngun nhân quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông là tốc độ, sử dụng bia rượu và sử dụng các chất kích thích ngồi bia rượu.
Vậy thì ngun nhân tại sao tất cả mọi người đều biết về quy định sử dụng điện thoại di động khi lái xe là không đúng, sử dụng rượu bia trước khi lái xe cũng là không đúng và cũng nhận thức rằng nếu sử dụng rượu bia, sử dụng các chất kích thích, sử dụng điện thoại hay chạy quá tốc độ đều là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thơng, khi có tai nạn giao thơng hậu quả sẽ vơ cùng thảm khóc cho chính bản thân mình và cho những người xung quanh. Nhưng mọi người vẫn vi phạm luật vẫn ung dung sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe, vẫn uống rượu bia trước khi lái xe, vẫn sử dụng các chất kích thích và vẫn lái xe quá tốc độ quy định. Tác giả phân tích một số nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân thứ nhất là từ nhận thức của người dân, mọi người đều biết rằng lái xe khi uống rượu bia là dễ gây tai nạn giao thông, tuy nhiên đại đa số sẽ không hiểu được hoặc sẽ khơng hình dung được nếu bị tai nạn giao thơng thì sẽ như thế nào, mọi người xung quanh sẽ như thế nào hay khả năng bị tai nạn giao thông là bao nhiêu. Chính vì vậy việc tun truyền mạnh mẽ và mãnh liệt tác hại của tai nạn giao thông, từ số vụ tai nạn ghi nhận được, số người chết, số người bị thương, bị thương ra sao, chi phí tốn kém như thế nào và khơng những chi phí cho bản thân mà cịn chi phí cho xã hội, cho những người bị hại (bị tơng xe) do mình gây ra. Truyền thơng phải kèm theo hình ảnh và số liệu minh họa để mọi người có thể hiểu biết được về tác hại, về chi phí, về sức khỏe, về chất lượng cuộc sống mà người ta sẽ phải trả nếu bị tai nạn giao thơng. Từ đó sẽ làm cho mọi người muốn phịng tránh tai nạn giao thơng, từ đó ý thức, thái độ tham gia giao thông sẽ tăng lên và từ đó sẽ dẫn đến việc thực hiện hành vi tốt hơn, tuyên truyền tốt sẽ giảm phần nào tai nạn giao thông do việc sử dụng điện thoại di động và uống rượu bia gây ra.
Nguyên nhân thứ 2 là việc bán các sản phẩm từ bia rượu quá rẻ và hình thức phạt khi vi phạm luật giao thơng cịn nhẹ, chưa đủ tính răng đe. Việc mua bán quá dễ dàng và hơn nữa là chúng ta có thể thực hiện việc uống rượu bia ở tất cả mọi nơi (quán nhậu, nhà hàng có ở khắp nơi). Nếu chính phủ đánh thuế thật cao vào sản phẩm bia rượu thì khi đó người dân sẽ cân nhắc, suy nghĩ nhiều hơn khi sử dụng bia rượu. Từ đó, người dân sẽ hạn chế sử dụng bia rượu khi không cần thiết, điều đó sẽ làm giảm tai nạn giao thơng. Hoặc có thể đưa việc bán rượu bia, kinh doanh nhà hàng, quán ăn (có bán bia rượu) vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện sẽ làm cho việc tiếp cận, sử dụng bia rượu sẽ khó khăn hơn và việc này sẽ làm giảm được tai nạn giao thơng. Chính phủ cũng có thể tăng hình phạt thật cao hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần thiết, như vậy sẽ có tính răng đe cao hơn, mọi người sẽ hạn chế việc vi phạm luật giao thông do uống rượu bia.
Nguyên nhân thứ 3 là do việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Thực tế hiện nay ta thấy rằng lực lượng cảnh sát giao thông là quá mỏng, vi phạm luật giao thông là quá rõ ràng tuy nhiên việc bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử phạt là điều khó
xảy ra. Hàng ngày các quán ăn, nhà hàng vẫn có rất nhiều người tự lái xe về nhà sau khi sử dụng bia rượu (bản thân tác giả cũng từng có) nhưng chưa bao giờ thấy có cảnh sát giao thơng tại các khu vực trên. Hay hành vi vượt đèn đỏ, sử dụng điện thoại trên đường, chạy xe quá tốc độ, không đội mủ bảo hiểm… Vẫn diễn ra hằng ngày và chỉ có một số rất ít bị phạt do vi phạm. Thiết nghĩ chính phủ cần phải có biện pháp để việc thực thi pháp luật được tốt hơn. Mọi người vi phạm luật giao thơng sẽ bị phạt (phạt nóng hoặc phạt nguội), chứ khơng thể để mọi người vi phạm luật giao thông mà “xuôi lắm mới bị phạt”. Nếu việc thực thi pháp luật được diễn ra tốt hơn thì sẽ điều chỉnh được hành vi của mọi người tham gia giao thơng từ đó sẽ giảm được tai nạn giao thông.
Qua kiến thức, thái độ và thực hành như trên thì hậu quả cũng được thể hiện trong quá trình khảo sát của tác giả. Trong 6 tháng vừa qua có 42 người (tương đương 20%) số sinh viên được khảo sát bị cảnh sát giao thông dừng xe do vi phạm giao thông. Đây là con số đáng khiêm tốn khi so sánh với việc vi phạm giao thơng của các bạn. Từ đó có thể chứng minh rằng lực lượng giao thơng q mỏng để có thể xử lý được tất cả các trường hợp vi phạm luật an tồn giao thơng trên đường. Ngoài việc lực lượng giao thơng q mỏng và trang thiết bị cịn chưa được trang bị hiện đại như đã phân tích ở trên thì điều đáng chú ý là trong số 42 sinh viên bị cảnh sát giao thông dừng xe do vi phạm luật giao thơng thì có tới 21 sinh viên (tương đương 50% số sinh viên bị cảnh sát giao thông dừng xe do vi phạm luật giao thơng đường bộ) đã có “nộp phạt” nhưng khơng có biên lai, và hiển nhiên đây là hành vi rất đáng lên án. Hành vi trên vừa làm cho người tham gia giao thơng thiếu tính răn đe (vì số tiền phạt sẽ ít hơn quy định), vừa làm thất thoát ngân sách nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp tăng cường giám sát, điều chỉnh hành vi của lực lượng thực thi pháp luật, tránh tình trạng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm dẫn đến làm méo mó và làm giảm tác dụng của luật an tồn giao thơng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng hạ tầng giao thơng cũng là một trong số những yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thơng. Nhìn nhận chung thì tại Tp.HCM nói riêng và ở tồn nước Việt Nam nói chung thì hạ tầng giao thơng vẫn cịn rất kém, tại
Tp.HCM thì các lơ cốt xuất hiện khắp nơi và không biết đến khi nào mới kết thúc. Đường xá xuống cấp nghiêm trọng không được đầu tư nâng cấp, sữa chửa. Hạ tầng đường xá mới làm xong đã xuống cấp nghiêm trọng (chất lượng kém). Kiến nghị chính phủ nên đầu tư một cách dứt khoát cho từng dự án trọng điểm (cái nào quan trọng làm trước), khơng đầu tư giàn trải (để rồi khơng có cơng trình nào hồn thiện), quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân tổ chức về trách nhiệm đối với từng cơng trình, tăng cường các cơng trình về giao thơng cơng cộng để làm giảm phương tiện cá nhân. Có như vậy thì hạ tầng giao thông mới phát triển tốt, hạ tầng giao thơng tốt, hồn thiện sẽ giảm lượng lớn các tai nạn giao thông.
Và cuối cùng là vấn đề về tai nạn giao thông. Kết quả khảo sát cho thấy rằng trong 3 tháng vừa qua có tới 30 sinh viên (14,1%) trải qua những trường hợp va chạm và tổn thất ở mức độ khác nhau, đa phần đều dưới 1.000.000 đồng (dĩ nhiên nếu tai nạn quá lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng con người thì tác giả sẽ khơng thể tiếp cận được để khảo sát). Qua đây có thể thấy rằng việc va chạm, tai nạn giao thông là rất lớn (14,1%). Những va chạm này, tổn thất này đa phần là do nhận thức, thái độ dẫn đến thực hành trong mỗi chúng ta gây ra (vẫn có một phần nhỏ tác động của các yếu tố khác như hạ tầng, phương tiện…). Qua bài viết này tác giả mong muốn sẽ có thể đóng góp phần nào để giảm thiểu tai nạn giao thông và là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan.
5.2 Hạn chế đề tài
Do hạn chế về thời gian và khả năng tài chính, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tại thời điểm là năm 2019. Đề tài chỉ mới dừng lại ở việc chỉ ra được hiện tại thì kiến thức, thái độ, thực hành của mỗi người là như thế nào về giao thông đường bộ và tham gia giao thông đường bộ. Và đề xuất những nguyên nhân dẫn đến và kiến nghị chính sách đối với chính phủ.
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Bài viết chưa chứng minh được hiệu quả của các đề xuất hoặc quá trình thay đổi thái độ, kiến thức và thực hành của mỗi người. Vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo để khắc phục hạn chế của đề tài này là sẽ khảo sát khu vực rộng lớn hơn với nhiều thành phần trong xã hội hơn, khảo sát nhiều thời điểm hơn để chỉ ra được sự thay đổi khi áp dụng các chính sách và chỉ ra được hiệu quả của các chính sách áp dụng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
Hoàng Thị Tư (2004), Kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao thơng của nhóm thanh niên đơ thị (Nghiên cứu trường hợp tại Thành Phố Hà Nội)
Nguyễn Ngọc Thạch (2015), Các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an tồn giao thơng đường bộ tại Việt Nam
Nguyễn Văn Điệp, (2017), Giải pháp khắc phục tắc nghẽn giao thông ở đô thị,
https://baomoi.com/giai-phap-khac-phuc-tac-nghen-giao-thong-o-do- thi/c/23353894.epi
* Tiếng Anh
Birmingham, Royal Society for the Prevention of Accidents, 2002.The risk of using a mobile phone while driving.
Darren Pennay, (2006), Community Attitudes to Road Safety - Wave 19, 2006, Australian Transport Safety Bureau.
Hamelin P. Lorry, 1987. Drivers’ time habits in work and their involvement in traffic accidents. Ergonomics, 1987, 30:1323–1333. 129.
Finch DJ et al. Speed, speed limits and accidents. Crowthorne, Transport Research Laboratory Ltd, 1994 (Project Report 58).
HazarmerdiSarah, Ghaydaa Shawky, Surur Sharif, Farwa Tariq, Sharmin Shahbaz, Rizwana BurhanuddinShaikh. 2016. Road safety measures : knowledge, attitudes, and practices related to safe driving among university students in Ajman, UAE.GMJ. 8th Annual Scientific Meeting Poster Proceedings 2016.GulfMedical Journal. 2016;5(S2):S6–S13. www.gulfmedicaljournal.com.
Kulanthayan S. et al. Compliance of proper safety helmet usage in motorcyclists. Medical Journal of Malaysia, 2000, 55:40–44
Moskowitz H., 1985. Marijuana and driving. Accident Analysis and Prevention, 1985, 17:323–346.
Ranjan Din Prakash,M.A.Fahim, Rahul C.Kirte, 2018. A cross sectional study to assess the knowledge, attitude and practice towards road traffic safety among adolescent students of a selected Pre-University college in Raichur city.
International Journal of Community Medicine and Public Health. Int J Community Med Public Health. 2018 Jun;5(6):2446-2452. http://www.ijcmph.com
R. Mirzaei et al. (2014), Dominant role of drivers’ attitude in prevention of road trafficcrashes: A study on knowledge, attitude, and practice of drivers in Iran, Accident Analysis and Prevention 66, 36–42.
Servadei F. et al., 2003. Effect of Italy’s motorcycle helmet law on traumatic brain injuries. Injury Prevention, 2003, 9:257–260.
Suresh K. Sharma, 2017. Knowledge, Attitude and Practices towards Road Traffic Safety Regulations among Health Science Students in Uttarakhand: A cross- sectional study. International Journal of Advanced Research. 5(3):608-614 · March 2017. DOI: 10.21474/IJAR01/3550.
Toroyan T, Peden M (eds), Youth and Road Safety, Geneva, World Health Organization, 2007.
TRAN et al., (2012), Drinking and Driving in Vietnam: Public Knowledge, Attitudes, and Practices, Traffic Injury Prevention, 13:sup1, 37-43
WHO Road traffic injuries. Available at:
http://www.who.int/roadsafety/about/resolutions/download/en/. Accessed on 21
January 2019.
WHO Global Status Report on Road Safety, 2015. Available at:
PHỤ LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH AN
TỒN GIAO THƠNG CỦA SINH VIÊN
Tôi là học viên cao học của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, hiện nay Tơi đang nghiên cứu về“Kiến thức, thái độ và thực hành an tồn
giao thơng của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”.
Kính mong quý anh (chị) dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Cũng xin lưu ý với anh (chị) là khơng có quan điểm nào là đúng hay sai cả. Tất cả các ý kiến của anh (chị) đều có giá trị trong nghiên cứu. Chúng tơi rất mong được sự cộng tác chân tình của anh (chị) trong cuộc khảo sát này.