Phương tiện Số quan sát Tỷ lệ %
Xe đạp 7 3.3
Xe máy 137 64.3
Xe buýt 65 30.5
Ơ tơ 2 0.9
Taxi 2 0.9
Nguồn: Kết quả do tác giả khảo sát tại Tp.HCM năm 2019
Hình 4.2 Số giờ bình quân di chuyển trên đường/ngày của sinh viên
Nguồn: Kết quả do tác giả khảo sát tại Tp.HCM năm 2019
0 5 10 15 20 25 30 35 40
< 1 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ >= 5 giờ
0,5
31,9
37,1
19,2
4.2.Thực trạng kiến thức an tồn giao thơng của sinh viên
Nhận thức và hiểu biết của thanh niên trong trường học về an tồn giao thơng là một trong những vấn đề quan trọng mà các quốc gia đều quan tâm. Thanh niên thường có xu hướng bỏ qua những rủi ro trong giao thông và không thật sự nhận ra được những hậu quả từ những rủi ro đó gây ra. Việc sử dụng phương tiện xe hai bánh để giao thông của sinh viên tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, ngày càng gia tăng và cũng là đối tượng gây ra nhiều tai nạn giao thông đường bộ. Điều này cho thấy việc cần thiết xem xét riêng đối tượng này về chấp hành các luật lệ an tồn giao thơng.
4.2.1 Kiến thức
Theo số liệu được khảo sát về kiến thức khi được hỏi “Bạn có biết về luật an tồn giao thơng đường bộ khơng?” thì đại đa số trả lời là “biết”. Có 201/213 sinh viên trả lời là có biết, chiếm tỷ lệ 94,4%. Số cịn lại trả lời không biết là 12/213 sinh viên (chiếm 5,6%). Mặc dù hầu như câu trả lời là có biết luật lệ, nhưng vấn đề câu hỏi này là khá tổng quát. Chi tiết về kiến thức được thể hiện một số vấn đề cụ thể về an tồn giao thơng như sau:
Đội mũ bảo hiểm
Sự gia tăng sử dụng phương tiện xe hai bánh tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã đi cùng với sự gia tăng rủi ro tai nạn giao thông. Những tổn thương đầu gây tử vong được ước lượng chiếm khoảng 55-88% số tử vong của người lái xe hai bánh tại Malaysia (Kulanthayan, 2000). Tại các nước Châu Âu, Servadei và cộng sự (2003) những tổn thương vùng đầu là nguyên nhân chính gây ra tàn tật và chết người, chiếm khoảng 75% người lái xe hai bánh. Số liệu khảo sát cho thấy hầu hết 100% (99,5%) sinh viên nói rằng có biết quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe hai bánh.
Sử dụng điện thoại khi lái xe
Kiến thức về không sử dụng điện thoại bằng tay khi lái xe rất quan trọng đến an tồn giao thơng đường bộ. Việc cầm tay sử dụng điện thoại di động khi lái xe
gây ảnh hưởng xấu đến hành vi lái xe trong những lúc quyết định và mất tập trung. Khi thực hiện động tác bấm số điện thoại, trả lời tin nhắn làm lái xe mất tập trung trong điều khiển, khơng giũ đúng làn đường, khoảng cách với xe phía trước, tốc độ phù hợp, và trong việc đánh giá và chấp nhận mức độ an toàn khi tham gia giao thông. Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng điện thoại khi lái xe cho thấy mức độ rủi ro cao gấp bốn lần so với không sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, nếu sử dụng điện thoại qua tai nghe thì khả năng rủi ro gây tai nạn giảm đi một nữa so với sử dụng cầm tay (Finch và cộng sự, 1994). Tương tự như kiến thức về đội mũ bảo hiểm, 96,7% có biết về quy định đội mũ bảo hiểm khi giao thông trên đường.
Sử dụng bia rượu trước khi lái xe
Sử dụng bia rượu trước khi và đang lái xe làm gia tăng rủi ro gây tai nạn và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương. Hành vi lái xe bắt đầu suy giảm ở mức độ bia rượu thấp, và rủi ro gây tai nạn sẽ gia tăng với liều lượng đã tiêu dùng trong cơ thể. Hầu hết các lái xe thường bị ảnh hưởng, suy yếu sức khỏe khi nồng độ cồn trong máu (Blood Alcohol Concentration -BAC) là 0.05 g/dl. Với mức độ cồn cao là 0,1g/dl thì rủi ro gây tai nạn tăng gấp năm lần so với khơng có nồng độ cồn trong máu. Những ảnh hưởng làm suy yếu sức khỏe của bia rượu sẽ được nhân lên khi kết hợp với tình trạng cơ thể mệt mỏi. Đây là lý do vì sao bia rượu được xem là yếu tố rủi ro quan trọng đối với lái xe chuyên nghiệp (xe khách, xe tải), thường phải điều khiển phương tiện trong nhiều giờ và có trách nhiệm với hành khách và hành lý đang được vận chuyển (WHO, 2013).
Tại Việt Nam, hiện nay mức độ cho phép là nồng độ cồn cho phép khi lái xehiện là dưới mức 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở (Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Tuy nhiên, từ 01/1/2020 Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia được chính thức thơng qua ngày 14/6/2019 có hiệu lực từ đầu năm 2020 quy định người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối khơng được lái xe khi đã uống rượu, bia. Có nghĩa là nồng độ cồn cho phép khi lái xe bắt đầu từ năm 2020 sẽ ở mức 0mg/100ml máu. Kiến thức của sinh viên về vấn đề này là thấp nhất trong các
Tốc độ lái xe
Tốc độ lái xe được nhiều báo cáo nghiên cứu an tồn giao thơng cho là nguyên nhân chính gây ra tai nạn trên đường tại hầu hết các quốc gia. Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Úc hàng năm từ 1993 đến 2006 của Cơ quan an tồn giao thơng Úc cho thấy tốc độ được cộng đồng cho là nguyên nhân chính (Darren, 2006). Sự gia tăng tốc độ trên đường làm tăng thêm khả năng gây tai nạn, mức độ nghiêm trọng và hậu quả của tai nạn do tốc độ va chạm và truyền lực tác động cho nạn nhân. Tốc độ quá cao là vấn đề toàn cầu làm ảnh hưởng toàn bộ mạng lưới giao thông đường bộ (đường sắt, đường bộ, đường nông thôn và đô thị). Do vậy các biện pháp kiểm soát tốc độ rất cần thiết tại các khu vực mà dòng xe hai bánh là chủ lực (WHO, 2018).