STT Phát biểu về thái độ Ý kiến
Số lượng % Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1
Khi tham gia giao thông bằng đường bộ thì có cần phải tn thủ các nguyên tắc, qui định của luật giao thông
132 81 - 62 38 -
2
Các lái xe (bao gồm xe máy) phải tuân thủ các nguyên tắc,
qui định của luật giao thông 136 75 2 63,8 35,2 0,9 3
Các biển báo giao thông đường bộ giúp ngăn ngừa,
giảm tai nạn giao thông 84 120 9 39,4 56,3 4,2 4
Lái xe quá tốc độ quy định sẽ làm tăng tai nạn giao thông đường bộ
125 83 5 58,7 39 2,3
5
Độ tuổi của những người như bạn có nhiều hành động rủi ro dễ bị tai nạn giao thông hơn so với các lứa tuổi khác
42 95 76 19,7 44,6 35,7
6
Việc sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe trên đường không làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông
41 59 113 19,2 27,7 53,1
7
Sử dụng rượu/bia quá mức cho phép không làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông khi đang lái xe trên đường
55 36 122 25,8 16,9 57,3
8
Rủi ro bị tai nạn giao thông mới biết chấp hành qui định
của luật giao thông 39 71 103 18,3 33,3 48,4 9
Có CSGT trên đường sẽ nâng cao ý thức chấp hành của
người tham gia giao thông 68 122 23 31,9 57,3 10,8
Với kiến thức về luật an tồn giao thơng ở mức thấp như đã phân tích nêu trên, nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến giao thông chủ yếu là do yếu tố con người, các yếu tố còn lại về hạ tầng, phương tiện, thời tiết được nhận thức sẽ ít có khả năng gây tai nạn giao thông hơn so với yếu tố con người.
Việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định của luật giao thông khi tham gia giao thông sẽ giúp điều chỉnh tất cả mọi người tham gia giao thông theo một trật tự thống nhất, tạo môi trường tham gia giao thông tốt nhất. Nếu tất cả mọi người đều tuân thủ nguyên tắc, quy định của luật giao thơng thì việc di chuyển trên đường sẽ rất thông thống và sẽ rất hạn chế tai nạn giao thơng. Với 62% - 63% các bạn sinh viên nêu thái độ rất đồng ý, 35%- 38% các bạn sinh viên nêu thái độ đồng ý và chỉ có khoảng 1% các bạn sinh viên nêu thái độ không đồng ý với ý kiến “khi tham gia giao thông (người lái xe) phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của luật giao thông”, việc tuân thủ nguyên tắc, quy định của luật giao thông là việc hiển nhiên phải thực hiện khi tham gia giao thông. Như vậy khi được hỏi vấn đề tổng quát như vậy thì đa phần các bạn sinh viên đều có thái độ rất tốt. Chi tiết về thái độ trong từng trường hợp cụ thể sẽ được tiếp tục thể hiện dưới đây.
Tốc độ lái xe được nhiều báo cáo nghiên cứu an tồn giao thơng cho là nguyên nhân chính gây ra tai nạn trên đường tại hầu hết các quốc gia. Theo tính tốn trên thế giới thì khi tốc độ tăng thêm 5% thì tỷ lệ tai nạn giao thông sẽ tăng thêm 10% và tỷ lệ tai nạn chết người sẽ tăng 20%. Việc lái xe quá tốc độ sẽ làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thơng (do người lái xe có ít thời gian hơn để xử lý khi có sự cố) và sẽ làm hậu quả của việc tai nạn giao thông tăng lên (do lực tác động tăng lên tỷ lệ thuận với tốc độ). Hầu hết các bạn sinh viên đều có thái độ rất đồng ý (58,7%) và đồng ý (39%) với ý kiến “Lái xe quá tốc độ quy định sẽ làm tăng tai nạn giao thông đường bộ”
Biển báo giao thông đường bộ là các biển báo được đặt ven đường dùng để thông tin, cảnh báo cho người tham gia giao thông biết về thông tin đoạn đường, khu vực, tốc độ cho phép và các vấn đề khác liên quan đến đến từng đoạn đường cụ thể. Tuy nhiên hiện nay việc lập biển báo quá nhiều có phần gây khó khăn cho người tham gia giao thơng (vì q nhiều biển báo nên khơng thể nhìn thấy hết). Chỉ
có khoảng 40% sinh viên có thái độ rất đồng ý và có 56,3% sinh viên thể hiện thái độ đồng ý với ý kiến “các biển báo giao thông đường bộ giúp ngăn ngừa, giảm tai nạn giao thông”. Số lượng khảo sát này nêu lên rằng đa phần các bạn sinh viên đánh giá khơng cao và có thái độ khơng mạnh đối với yếu tố biển báo sẽ làm giảm tai nạn giao thông.
Thống kê cho thấy phần lớn những người nhập viện do tai nạn giao thông đều liên quan đến bia rượu. Theo báo cáo của Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc gia thấy rằng tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia trước khi lái xe chiếm 40% số vụ tai nạn giao thông trên cả nước. Như vậy không thể chối cải được việc sử dụng rượu/bia quá mức cho phép sẽ làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông khi đang lái xe trên đường. Tuy nhiên vẫn có 25,8% sinh viên có thái độ “rất đồng ý” và 16,9% sinh viên có thái độ “đồng ý” về ý kiến “sử dụng rượu/bia quá mức cho phép không làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông khi đang lái xe trên đường”. Điều này nói lên rằng các bạn sinh viên hiện nay có thái độ về việc sử dụng bia rượu trước khi tham gia giao thông vẫn chưa cao. Khảo sát cũng cho thấy rằng có 57,3% sinh viên có thái độ “khơng đồng ý” về ý kiến “sử dụng rượu/bia quá mức cho phép không làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông khi đang lái xe trên đường”.
Qua số liệu công bố từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy rằng khi người lái xe sử dụng điện thoại di động khi lái xe sẽ có nguy cơ bị tai nạn giao thông cao gấp 4 lần những người lái xe không sử dụng điện thoại di động. Việc sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông nguy hiểm như vậy. Tuy nhiên vẫn có 19,2% sinh viên có thái độ “rất đồng ý” và 27,7% sinh viên có thái độ “đồng ý” với ý kiến “Việc sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe trên đường không làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông”. Thái độ này chứng tỏ rằng có rất nhiều bạn xem việc sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thơng là chuyện bình thường và hầu hết sẽ không ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông và đâu đó, thực tế khi tham gia giao thơng ta vẫn thấy hàng ngày những người vừa lái xe, vừa nghe điện thoại, vừa nhắn tin…
hơn 70% số vụ tai nạn giao thông là do lứa tuổi từ 18 đến 36 tuổi gây ra, khi người ta cịn nhỏ tuổi thì sẽ bồng bột, nhanh nhẹn và ít thận trọng hơn so với những người lớn tuổi. Khi được hỏi về ý kiến “Độ tuổi của những người như bạn có nhiều hành động rủi ro dễ bị tai nạn giao thông hơn so với các lứa tuổi khác” thì có tới 35,% sinh viên trả lời là “không đồng ý” cho thấy rằng các bạn nghĩ rằng lứa tuổi như các bạn vẫn sẽ như những độ tuổi khác và sẽ gây ra tai nạn giao thông không nhiều hơn hơn so với những lứa tuổi khác. Bên cạnh đó vẫn có 19,7% sinh viên nêu thái độ “rất đồng ý” và 44,6% sinh viên nêu thái độ “đồng ý” đối với ý kiến trên.
Khi tham gia giao thơng thì phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Tuy nhiên một số bạn lại cho rằng “Rủi ro bị tai nạn khi tham gia giao thông mới biết chấp hành qui định của luật giao thơng” với 18,3% sinh viên có thái độ “rất đồng ý” và 33,3% sinh viên có thái độ “đồng ý”. Có tới 48,4% sinh viên có thái độ “khơng đồng ý” với ý kiến rằng “Rủi ro bị tai nạn khi tham gia giao thông mới biết chấp hành qui định của luật giao thông”.
Ý thức tham gia giao thơng của mỗi người là khác nhau. Có người sẽ tự giác chấp hành luật giao thơng, có người phải cần phải bị phạt, bị tai nạn mới sợ, mới lo chấp hành luật giao thơng… Với ý kiến “Có CSGT trên đường sẽ nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thơng” thì có tới 31,9% sinh viên thể hiện thái độ “rất đồng ý” và có tới 57,3% sinh viên thể hiện thái độ “đồng ý”. Chỉ có 10,8% sinh viên thể hiện thái độ “khơng đồng ý”. Vậy nhìn chung các bạn sinh viên chúng ta có thái độ rằng phải có nhiều cảnh sát giao thơng thì mới nâng cao được ý thức tham gia giao thông.