Thái độ Số quan sát Tỷ lệ %
Bình thường, vì mình cũng đã từng vi phạm 75 35.2
Khó chịu, bực bội 91 42.7
Có ý kiến ngay với người đang vi phạm 27 12.7
Khác 20 9.4
Tổng cộng 213 100.0
Nguồn: Kết quả do tác giả khảo sát tại Tp.HCM năm 2019
Tuân thủ luật khi tham gia giao thông là điều cần thiết, nếu bị vi phạm giao thơng thì sẽ chấp hành lỗi vi phạm nếu lỗi vi phạm là rõ ràng. Vậy thì nếu người vi
phạm luật giao thơng khơng phải là mình mà là người khác, người cùng tham gia giao thơng với mình thì thái độ của các bạn sinh viên sẽ ra sao?. Có tới 42,7% các bạn sinh viên được phỏng vấn nói rằng sẽ khó chịu, bực bội khi nhìn thấy người khác vi phạm luật giao thông và trên cả bực bội là các bạn sinh viên sẽ có ý kiến ngay với người vi phạm luật giao thơng, có 12,7% các bạn sinh viên trả lời như vậy. Cịn chỉ có 35,2% các bạn sinh viên được phỏng vấn nói rằng mình sẽ bình thường vì mình cũng đã từng vi phạm.
4.2.4 Thực hành an tồn giao thơng (hành vi giao thông)
Qua phân tích về nhận thức, kiến thức, thái độ của sinh viên trong phần trên cho thấy rằng sinh viên có kiến thức, nhận thức và thái độ khá chuẩn mực về các hành vi giao thông. Với kết quả như vậy, việc thực hành của sinh viên trên thực tế như thế nào?
Trong vịng 6 tháng vừa qua, có gần 20% (42 người) sinh viên đã vi phạm luật giao thông và bị cảnh sát dừng xe để xử lý các lỗi vi phạm khác nhau. Đây là 1 con số khá cao về tỷ lệ vi phạm. Trong tình huống bị vi phạm, hành vi chấp hành nộp phạt theo các bước chiếm 10% và 7% là nộp phạt tại chỗ. Đáng lưu ý nhất trong việc chấp hành hình phạt là người vi phạm đã ‘nộp phạt’ nhưng khơng có biên lai thu tiền. Hành vi này, trên thực tế là rất phổ biến và cũng đã thể hiện trong đợt khảo sát này. Về khía cạnh đạo đức xã hội, hành vi này không khuyến khích và phạm pháp cả đối với người vi phạm và người thực thi pháp luật (cảnh sát)