Lý thuyết về sự sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự sáng tạo và kết quả công việc của nhân viên nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Lý thuyết về sự sáng tạo

2.2.1 Khái niệm của sự sáng tạo

Sự sáng tạo là một khái niệm khó định nghĩa, do đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau, một số định nghĩa nó là một đặc điểm cá nhân và một số khác là một quá trình (Hassan và cộng sự, 2013).

Sáng tạo được định nghĩa là quá trình phát triển những ý tưởng mới lạ và hữu ích, có thể nâng cao hiệu quả và hiệu suất của tổ chức (Gong và cộng sự, 2009). Sáng tạo cũng có thể có nghĩa là nhân viên sử dụng một loạt các kỹ năng đa dạng của họ, khả năng, kiến thức, quan điểm và kinh nghiệm để tạo ra những ý tưởng mới, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề theo những cách hiệu quả (Cheung và Wong, 2011). Sự sáng tạo đề cập đến việc cá nhân tạo ra các sản phẩm, ý tưởng và quy trình mới hữu ích cho sự cải tiến (Cummings và Oldham, 1996). Sáng tạo bắt nguồn từ cá nhân tích lũy tư duy sáng tạo, kỹ năng và chuyên môn dựa trên sự giáo dục và kinh nghiệm của chính họ (Amabile, 1998; Gong và cộng sự, 2009). Theo một số nghiên cứu (Amabile, 1988; Woodman và cộng sự, 1993; Shalley và cộng sự, 2000), có hai yếu tố chính cho sự sáng tạo cá nhân trong các tổ chức: kinh nghiệm và kỹ năng tư duy sáng tạo. Kinh nghiệm chỉ ra rằng đối với nhân viên để sáng tạo, họ cần có đủ kiến thức về lĩnh vực này (Sternberg, 1999). Theo Cohen- Meitar và cộng sự (2009), khi nhân viên có những trải nghiệm tích cực và họ thấy rằng họ được trân trọng với những gì đã đóng góp cho cơng việc, họ sẽ có kỹ năng tư duy để tham gia vào các hành vi sáng tạo, tạo ra những ý tưởng mới lạ, và giải quyết vấn đề một cách thông minh.

Hầu hết các nghiên cứu nêu trên đều có điểm chung sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới, kết hợp hoặc tổng hợp, cải thiện cái hiện có. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của Zhou và George (2001), sáng tạo là một q trình tạo ra cái mới và hữu ích của từng cá nhân, từ đó giúp họ hồn thành mục tiêu và cải thiện kết quả công việc một cách độc đáo, thành công.

2.2.2 Tầm quan trọng của sự sáng tạo của nhân viên trong tổ chức

Sự sáng tạo của nhân viên có thể đóng góp vào lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, do đó, nó được coi là một khía cạnh quan trọng của tổ chức (Sosik và cộng sự, 1999). Đó là một quá trình vượt qua những thói quen thường ngày mà một nhân viên cam kết vượt qua để đạt được kết quả sáng tạo (Dewett, 2006). Redmond và cộng sự (1993) báo cáo rằng thái độ sáng tạo của nhân viên sẽ làm tăng thêm giá trị của một tổ chức. Tầm quan trọng của sự sáng tạo đã được xác định - các tổ chức

không đổi mới hoặc sáng tạo có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh và bền vững (Tidd, 2001). Sáng tạo đã trở thành một nền tảng trung tâm trong một loạt các nhiệm vụ, nghề nghiệp và các ngành khác nhau. Hầu hết các nhà quản lý nhận ra thực tế rằng để duy trì tính cạnh tranh, họ cần nhân viên của mình tích cực tham gia vào công việc và cố gắng tạo ra sản phẩm, quy trình và phương pháp tiếp cận mới (Cekmecelioglu và Gunsel, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự sáng tạo và kết quả công việc của nhân viên nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)