Khái niệm Thang đo sử dụng Số biến
quan sát Loại thang đo
Hấp dẫn bằng phẩm chất và hành vi Bass và Avolio (1995) 5 Likert 5 mức độ từ 1 – Hồn tồn khơng đồng ý đến 5 – Hoàn toàn đồng ý Truyền cảm hứng 5 Kích thích trí tuệ 5 Quan tâm đến từng cá nhân 5
Sự sáng tạo Zhou và George (2001) 13 Kết quả công việc
Goodman và Svyantek
(1999) 22
(Nguồn: theo nghiên cứu của Bass và Avolio (1995), Zhou và George (2001), Goodman và Svyantek (1999)).
Thảo luận nhóm sẽ giúp các thành viên có sự tương tác, đào sâu vấn đề. Quy trình thảo luận nhóm bao gồm các bước sau: (1) Người hướng dẫn giới thiệu về nội dung, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và tầm quan trọng của buổi thảo luận nhóm; (2) Người hướng dẫn cho các thành viên tự giới thiệu và làm quen với nhau; (3) Người hướng dẫn thống nhất cách thức thảo luận với các thành viên; (4) Người hướng dẫn tiến hành thảo luận các nội dung của nghiên cứu với các thành viên theo
dàn bài thảo luận nhóm, các ý kiến được ghi chép lại; (5) Kết thúc buổi thảo luận. Các thang đo sau khi thảo luận và điều chỉnh được tổng hợp thành bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này tiếp tục được khảo sát và phân tích trong nghiên cứu định lượng sơ bộ trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Như đã trình bày, các thang đo trong nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu của tác giả Bass và Avolio (1995), Zhou và George (2001), Goodman và Svyantek (1999).
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm tập trung, đa số các thành viên đều thống nhất LĐTSTĐ gồm 4 thành phần: hấp dẫn bằng phẩm chất và hành vi, truyền cảm hứng, kích thích trí tuệ, quan tâm đến từng cá nhân, với tổng cộng 20 biến quan sát (Bass và Avolio, 1995). Thang đo chi tiết từng thành phần được các thành viên góp ý điều chỉnh dịch thuật cho dễ hiểu và phù hợp với thực tế.
Thang đo sự sáng tạo của nhân viên được kế thừa của Zhou và George (2001). Thang đo gồm 13 biến quan sát đều được giữ lại.
Thang đo kết quả công việc của nhân viên được tiếp cận theo nghiên cứu của Goodman và Svyantek (1999). Trong quá trình thảo luận có 3 biến quan sát nội dung gần giống nhau đó là “Anh/chị được ghi nhận là chuyên cần trong công việc”, “Anh/chị đến nơi làm việc đúng giờ”, “Anh/chị không nghỉ phép khi không cần thiết” nên 3 biến này được gộp lại thành 1 biến “Anh/chị được ghi nhận là chuyên cần trong cơng việc”. Bên cạnh đó, 2 biến “Anh/chị ln cố gắng giúp đỡ những đồng nghiệp mới”, “Anh/chị đưa ra sáng kiến để định hướng cho nhân viên mới của bộ phận” cũng được gộp lại thành 1 biến “Anh/chị luôn cố gắng giúp đỡ những đồng nghiệp mới” vì ý nghĩa tương đồng. Thang đo sau khi điều chỉnh còn lại 19 biến quan sát. Chi tiết bộ thang đo các khái niệm sau q trình nghiên cứu định tính được thể hiện ở phụ lục 1b.
3.3 Nghiên cứu định lượng
Từ bảng câu hỏi nháp được xây dựng từ các nghiên cứu trước đây và điều chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện khảo sát và thu về 90 bản hợp lệ để tiến hành nhập liệu và đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện với nhân viên đang làm việc trong ngành truyền thông tại Tp.HCM. Chi tiết bảng câu hỏi được thể hiện ở phụ lục 2.
Sau khi loại một số biến quan sát, tác giả thu được thang đo hoàn thiện để tiến hành khảo sát và nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ được thể hiện ở phụ lục 3.
3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt các biến đo lường từng khái niệm nghiên cứu, khẳng định bộ thang đo, kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Bộ biến đo lường từng khái niệm nghiên cứu được kiểm định thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng phần mềm SPSS và AMOS. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.
3.3.3 Đối tượng khảo sát
Đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát là nhân viên đang làm việc trong các công ty truyền thông tại Tp.HCM.
3.3.4 Quy mô mẫu
Quy mô mẫu dựa vào đề xuất của Hair và cộng sự (2006) với tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5/1. Nghiên cứu chính thức có tổng cộng 48 biến quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 48 x 5 = 240. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong tháng 1 và 2 năm 2019 tại Tp.HCM.
Trong nghiên cứu này chúng ta sẽ tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho các nhân viên làm việc tại các công ty truyền thông ở Tp.HCM. Một số trường hợp, phiếu điều tra được thu thập
trên Internet thông qua Google drive. Tổng cộng thu về 332 phiếu trả lời, có 69 phiếu bị loại sau quá trình sàng lọc dữ liệu. Những phiếu bị loại là những phiếu thiếu từ hai câu trả lời trở lên hoặc trả lời ở cùng một giá trị cho đa số các câu hỏi. Còn lại 263 phiếu hợp lệ được nhập liệu vào phần mềm SPSS để xử lý thông tin. Thời gian thu thập phiếu khảo sát kéo dài 02 tháng (01/2019 – 02/2019).
3.3.5 Bảng câu hỏi
Được thiết kế để thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua nhân viên tại các công ty truyền thơng. Có hai dạng phỏng vấn trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua internet. Bảng câu hỏi được trình bày phù hợp với hai hình thức nêu trên. Tiến hành khảo sát sơ bộ để đánh giá độ tin cậy và điều chỉnh thang đo cho phù hợp trước khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu chính thức. 3.3.6 Đo lường các khái niệm nghiên cứu
Đo lường “Phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi”
Dựa trên kết quả tóm lược lý thuyết có liên quan, việc đo lường các khái niệm nghiên cứu được tiến hành. Với khái niệm “Lãnh đạo tạo sự thay đổi”, các yếu tố thành phần hay các biến quan sát đo lường khái niệm này được tiếp cận theo nghiên cứu của Bass và Avolio (1995). Mỗi yếu tố thành phần sẽ được phát triển thành câu hỏi đo lường trong bảng câu hỏi điều tra và chúng được đo lường với thang đo Likert 5 bậc. Thang đo LĐTSTĐ thể hiện phong cách mà nhà lãnh đạo sử dụng trong việc quản lý nhân viên. Bao gồm 4 thành phần được ký hiệu ở bảng 3.1.