Tổng quan về Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 44 - 47)

TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

2.1.1. Lược sử về Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (59C Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: 028.38295299 - Fax: 028.38250359) được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976), Trường Đại học Tài chính Kế tốn TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976) và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, theo quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 118/2000/QĐ- TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tách ra thành Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành trong lĩnh vực kinh tế, với nhiều hệ, bậc đào tạo đa dạng. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và vừa làm vừa học, đào tạo sau đại học theo loại hình khơng tập trung; lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng 30.000 - 35.000. Trường có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, giảng viên được đào tạo từ trong nước và quốc tế, có trình độ cao, có uy tín khoa học và chun mơn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Trường cũng có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ được coi là lớn nhất nước.

Mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, kinh doanh và luật. Mục tiêu chủ yếu thứ hai của trường là nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực

kinh tế, quản lý, kinh doanh và luật, nhằm tham gia giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế trong điều kiện Việt Nam. Trường luôn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước bắt kịp chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường đại học tiên tiến trên thế giới; quốc tế hóa kiến thức cho người học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai.

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong 14 trường đại học trọng điểm của quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, trường đã đào tạo hàng chục nghìn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận. Từ những thành tích xuất sắc trong q trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch nước trao tặng 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1986), 02 Huân chương Lao động hạng Nhì (1991), 02 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996), Huân chương Độc lập hạng Ba (2001), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2010) và danh hiệu Anh hùng Lao động (2006).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được trình bày trong phụ lục 9.

Với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các đơn vị quản lý chức năng, các khoa/viện đào tạo, các đơn vị tham gia quản lý và phục vụ đào tạo, các đơn vị khoa học công nghệ - thông tin kinh tế,... đảm bảo các hoạt động của nhà trường được thực hiện cụ thể, chuyên nghiệp, chuyên môn và đáp ứng được nhu cầu học tập nâng cao trình độ của người học.

2.1.3. Quy mô đào tạo

Về quy mô đào tạo, trường chủ trương phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, ổn định quy mô và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Trường đã thực hiện tốt công tác tư vấn và tổ chức tốt các kỳ thi tuyển sinh cao học, đại học.

Thống kê quy mô đào tạo các bậc, hệ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2018 thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Quy mô đào tạo giai đoạn 2012 - 2018

Bậc, hệ đào tạo Năm

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nghiên cứu sinh 318 431 507 463 436 410 394

Cao học 4.410 4.405 4.143 4.017 3.888 4.100 3.821

Đại học chính quy 16.333 15.313 14.742 14.790 16.226 17.355 19.219

Văn bằng 2 chính quy 8.824 9.175 7.024 2.725 1.555 2.136 2.263

Liên thơng chính quy 6.324 3.153 511 1.000 3.053 2.760 2.795

Vừa làm vừa học 10.848 9.243 6.140 6.939 5.436 3.636 4.116

(Ng̀n: Phịng Quản lý đào tạo - Cơng tác sinh viên, Phịng Quản lý đào tạo Tại chức, Viện Sau đại học)

2.1.4. Sứ mạng -Tầm nhìn

Sứ mạng

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tầm nhìn

Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, tính chuyên nghiệp cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế tồn cầu.

Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trở thành trường đại học nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế - quản trị - luật, có mơi trường giáo dục - nghiên cứu tiệm cận chuẩn quốc tế, gắn đào tạo với nghiên cứu, học với hành nhằm phát triển năng lực làm việc của người học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Giá trị

- Thấu hiểu nhu cầu của người học và xã hội;

- Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học cho các tổ chức và doanh nghiệp;

- Quan tâm đến xây dựng đội ngũ có chun mơn cao, năng động, có tinh thần

trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp;

- Khuyến khích sử dụng cơng nghệ một cách sáng tạo trong môi trường làm

việc, giảng dạy và học tập;

- Tự hào và phát huy truyền thống của trường.

Mục tiêu

Mục tiêu chiến lược: Đào tạo theo chương trình tiên tiến để nhanh chóng ngang bằng trình độ khu vực và tiệm cận với giáo dục đại học tinh hoa thế giới; Thúc đẩy nghiên cứu khoa học đi vào hướng hàn lâm; Khơng ngừng hiện đại hóa, chun nghiệp hóa hoạt động quản trị nhà trường.

Mục tiêu tổng quát: Trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)