Kết quả khảo sát yếu tố chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 66 - 70)

Yếu tố Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chương trình đào tạo 3,49

Chương trình đào tạo của trường đa dạng với

nhiều chuyên ngành khác nhau. 1 5 3,46 1,205

Chương trình đào tạo của trường cho phép bạn học tiếp nối lên bậc học cao hơn hoặc học song ngành/chuyên ngành dễ dàng.

1 5 3,59 1,188

Nhà trường cung cấp các chương trình đào tạo

có chất lượng cao. 1 5 3,53 1,147

Nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu

thực tiễn của nghề nghiệp. 1 5 3,47 1,195

Chương trình đào tạo của trường kết hợp giữa

kiến thức và kỹ năng chuyên môn. 1 5 3,37 1,287

Sinh viên của trường có nhiều cơ hội được

tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. 1 5 3,54 1,158

Trường có các hoạt động hỗ trợ thông tin thực

tập và việc làm cho sinh viên. 1 5 3,44 1,215

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả khảo sát tại Bảng 2.13 cho thấy, đối với yếu tố chương trình đào tạo, điểm trung bình cho yếu tố này là 3,49. Trong đó, biến “Chương trình đào tạo của trường cho phép bạn học tiếp nối lên bậc học cao hơn hoặc học song ngành/chuyên ngành dễ dàng”, “Sinh viên của trường có nhiều cơ hội được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp” và “Nhà trường cung cấp các chương trình đào tạo có chất

lượng cao” được đánh giá đồng tình cao nhất với giá trị trung bình lần lượt là 3,59; 3,54 và 3,53. Biến khảo sát được người học đồng tình thấp nhất là “Chương trình đào tạo của trường kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng chuyên mơn” với giá trị trung bình là 3,37. Đây là yếu tố cần cân nhắc cải thiện để nâng cao cảm nhận về yếu tố chương trình đào tạo trong chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Chất lượng đào tạo cao, thể hiện rõ giá trị của trường là mục tiêu chung trong chiến lược phát triển đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh xuyên suốt giai đoạn 2011 - 2016. Để thực hiện được mục tiêu này, trường đã định kỳ rà soát, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo để loại bỏ những chương trình, nội dung khơng cịn phù hợp, lạc hậu. Chuẩn hóa chương trình đào tạo, syllabus của môn học, sách giáo khoa, chuẩn hóa phương pháp giảng dạy, học tập, áp dụng chương trình, nội dung đào tạo tiên tiến của nước ngồi. Bên cạnh đó, trường đã xây dựng hồn chỉnh chuẩn đầu ra đối với các ngành và chuyên ngành bậc đại học, xây dựng chương trình đào tạo sau đại học theo hướng hội nhập, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, tiến đến được các trường có uy tín nước ngồi cơng nhận.

Chương trình tiên tiến quốc tế UEH là chương trình được thực hiện trên nguyên tắc giảng dạy những gì các trường quốc tế hàng đầu đang dạy và dạy theo phương pháp các trường tiên tiến đang thực hiện. Trường đã tham khảo chương trình đào tạo của 200 trường hàng đầu thế giới đào tạo bậc đại học và 100 trường hàng đầu đào tạo bậc cao học để xây dựng chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng sử dụng giáo trình quốc tế, giáo trình được chuyển ngữ sang tiếng Việt cho năm 1, năm 2 của bậc đại học, riêng 2 năm cuối (năm 3, năm 4) bậc đại học và toàn bộ bậc cao học sẽ học trực tiếp bằng giáo trình tiếng Anh của nước ngồi. Giáo trình, sách của các bậc học hoàn toàn nhập khẩu từ các nước phát triển với tổng số tiền đầu tư mua sắm trên 6 tỷ đồng bằng ngân sách của trường; đã đầu tư trên 6 tỷ cho bộ cơ sở dữ liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu (trong đó, năm 2018 đã chi hơn 1,6 tỷ mua quyền truy cập dữ liệu);

đồng thời phát triển bổ sung các tình huống, bài tập, sách tham khảo… do giảng viên của trường biên soạn.

Tính đến tháng 8/2018, Thư viện trường đã bổ sung 2.106 đầu sách dành cho chương trình tiên tiến phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh

viên, học viên, trong đó có khoảng 50% sách điện tử và 50% sách in (Thư viện,

2018).

Năm 2017, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh kiểm định và công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tỷ lệ cao, đạt 88,52%).

Ngoài ra, hiện nay trường đã có 3 chương trình đào tạo trình độ đại học được Tổ chức AUN-QA công nhận đạt chuẩn bao gồm: Tài chính - Ngân hàng, Kế tốn

và Quản trị (Phòng Đảm bảo chất lượng - Phát triển chương trình, 2017). Đồng

thời, trường đang tiếp tục thực hiện kiểm định 4 chương trình đào tạo trình độ đại học bao gồm các chuyên ngành: Kế hoạch - Đầu tư, Ngân hàng, Tài chính, Tài chính cơng.

Cũng trong năm 2017, Hội đồng kiểm định chất lượng chương trình của Tổ chức FIBAA đã cơng nhận 4 chương trình đạt chất lượng theo chuẩn quốc tế FIBAA bao gồm: Chương trình thạc sĩ Kinh tế phát triển (liên kết giữa Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Erasmus Rotterdam Hà Lan), Chương trình thạc sĩ Kinh doanh, Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (thuộc Viện Đào tạo quốc tế) và Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế (thuộc Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing) (Phòng Đảm bảo chất lượng - Phát triển chương trình,

2017).

Cùng với “Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường giai đoạn 2014 – 2017”, trường đã thực hiện cơ chế tự chủ in, cấp phát và quản lý văn bằng ở các trình độ đào tạo, ban hành Quy chế Quản lý văn bằng, chứng chỉ; đồng thời, ban hành các quy định về mẫu văn bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Việc tự chủ trong in và cấp phát văn bằng tạo ưu thế cho người học có cơ hội tiếp cận và tìm được cơng

việc phù hợp ngay sau khi tốt nghiệp. Điều này đáp ứng quyền lợi chính đáng của người học và mong muốn của các cơ sở giáo dục - đào tạo, cũng như đáp ứng quy luật cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường lao động.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Đảm bảo chất lượng - Phát triển chương trình năm 2015, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành tăng so với năm 2014. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng chuyên ngành cao nhất trên 95%. Có thể thấy, sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có cơ hội nghề nghiệp cao, có lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường lao động. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp từ trường. Hơn nữa, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có các chương trình hợp tác, trao đổi với các doanh nghiệp, điều này cũng mang lại cho sinh viên không chỉ kiến thức, kỹ năng thực tế mà cịn có các cơ hội việc làm.

Mặt khác, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên được tiếp xúc thực tế tại môi trường doanh nghiệp ngay trong quá trình học. Tuy nhiên hoạt động tham quan doanh nghiệp mới chỉ được thực hiện ở các lớp chương trình chất lượng cao, chưa được áp dụng đối với tồn thể khóa học. Hoạt động tham quan doanh nghiệp, giới thiệu việc làm, thực tập cho sinh viên được thể hiện trong bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thống kê chương trình tham quan doanh nghiệp, ngày hội nghề nghiệp, giới thiệu thực tập, giới thiệu việc làm

Hoạt động Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh nghiệp tham quan thực tế 2 0 0 0 6

Doanh nghiệp tham gia “Ngày hội

nghề nghiệp” 36 38 40 42 45

Công ty đăng ký tuyển dụng thực

tập 33 31 38 88 120

Công ty đăng ký tuyển dụng việc làm 207 130 79 332 109

(Nguồn: Trung tâm Hỗ trợ sinh viên)

Hoạt động tham quan doanh nghiệp thực tế dành cho sinh viên từ năm 2016 trở về trước do Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp - Hỗ trợ sinh viên thực hiện nhưng chỉ tập trung dành cho sinh viên đoạt giải các cuộc thi học thuật trong năm,

số lượng sinh viên được tham quan doanh nghiệp thực tế rất ít, khoảng 30 - 40 sinh viên/năm. Sau năm 2016, hoạt động này được chuyển giao cho Trung tâm Hỗ trợ sinh viên phụ trách, nhưng chỉ đến năm 2018 mới bắt đầu có lịch trình tham quan doanh nghiệp cho một số lớp sinh viên chất lượng cao đại học chính quy và chưa có quy trình thực hiện cụ thể cũng như chưa có danh sách doanh nghiệp cố định cho lịch trình tham quan hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học kinh tế tp hồ chí minh (Trang 66 - 70)